| Hotline: 0983.970.780

Trồng bưởi da xanh tiết kiệm nước

Thứ Hai 23/03/2020 , 10:35 (GMT+7)

Mô hình trồng bưởi da xanh áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt được Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận triển khai từ tháng 7/2017 ở thôn Ninh Quý II, xã Phước Sơn, Ninh Phước.

Vườn bưởi sinh trưởng, phát triển tốt.

Vườn bưởi sinh trưởng, phát triển tốt.

Hộ bà Nguyễn Thị Thu Thảo được chọn tham gia mô hình với diện tích 5.000 m2. Thăm mô hình của bà Thảo, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi giờ đây diện tích đất lúa của gia đình bà giờ đây lại là một vườn bưởi xanh, bao quanh là những ruộng lúa.

Vườn được chia luống trồng bưởi, đào ao tích nước và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel phương thức quấn quanh gốc, để thuận tiện cho việc thiết kế đường ống dẫn nước đồng bộ phân bổ đều trên toàn bộ diện tích vườn.

Bà Thảo cho biết, tham gia mô hình gia đình bà tốn nhiều tiền vào công đào ao, san lắp mặt ruộng nhưng được nhà nước hỗ trợ giống cây bưởi và 50% giống và vật tư thuốc bảo vệ thực vật trong năm đầu thực hiện. Giờ thì nhìn vườn lên xanh mướt, cây phát triển gia đình rất mừng, hiện tại một số cây đang cho trái.

Trước khi thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành tập huấn kỹ thuật thâm canh cây bưởi da xanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng an toàn sinh học và những lợi ích của việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt.

Sâu bệnh không đáng kể.

Sâu bệnh không đáng kể.

Đến nay, sau gần 3 năm, cây bưởi da xanh đã thể hiện rõ khả năng thích ứng cao, tỷ lệ sống đến khả năng sinh trưởng, phát triển.

Cụ thể: chiều cao cây đạt từ 1,2- 2m, số cành cấp 3 -4 cành cho cành tốt, đường kính gốc từ 10-12cm , tỷ lệ sống trên 80%, một số cây bị chết đã được gia đình bà Thảo trồng bổ sung. Hiện các cây đang đâm chồi ra lộc, lộc từ 5 cm.

Theo như cán bộ phụ trách hầu hết các hộ tham gia rất tâm huyết và tích cực trong việc chuyển đổi cải tạo lại ruộng lúa nhà mình thành vườn ăn trái. Các hộ thường xuyên trao đổi kỹ thuật trồng và chăm sóc cho nhau, không những tại các buổi tập huấn hộ tham gia mô hình còn chủ động liên lạc với các cán bộ kỹ thuật để tư vấn để nhận sự hỗ trợ kịp thời từ về kỹ thuật chăm sóc.

Qua theo dõi kiểm tra chưa phát hiện sâu bệnh đáng kể. Thời gian tới, cán bộ kỹ thuật sẽ tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ kịp thời.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm