| Hotline: 0983.970.780

Trồng bưởi VietGAP thu nhập khá

Thứ Tư 02/08/2017 , 15:05 (GMT+7)

Với diện tích 2ha bưởi da xanh trồng theo hướng VietGAP, đến nay 60% diện tích đã cho thu hoạch, vụ đầu tiên gia đình ông Nguyễn Xuân Long ở thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã thu hàng trăm triệu đồng.

08-39-56_3
Vườn bưởi nhà ông Long trĩu quả

Ông Long cho biết, vào những năm tới khi cây bưởi cho năng suất ổn định, thu hoạch 100% diện tích, với giá bưởi hiện nay từ 40.000 - 50.000đ/kg sẽ giúp gia đình thu nhập tiền tỷ.

Đến thăm vườn bưởi nhà ông Nguyễn Xuân Long chúng tôi không khỏi trầm trồ khi nhìn thấy vườn bưởi da xanh trĩu quả, trái nào cũng tròn lẳn, căng mọng.

Theo ông Long, trước đây khi chưa trồng bưởi da xanh, đất vườn này ông trồng rau màu, bắp, mía nên mỗi năm sau khi trừ chi phí thu nhập gia đình chẳng bao nhiêu. Năm 2004, sau khi được huyện hỗ trợ cây giống bưởi da xanh, ông bắt đầu trồng 20 cây thử nghiệm. Đến năm 2010 cây bắt đầu cho thu hoạch, vợ ông bán lai rai, tính ra thu nhập lại khá. Nhận thấy tiềm năng và đầu ra tiêu thụ, năm 2012 ông quyết định mở trộng diện tích trồng đại trà bưởi da xanh lên đến 2ha. Đồng thời triển khai áp dụng trồng bưởi VietGAP từ sau khóa tập huấn tại địa phương vào năm 2016.

08-39-56_4
Ông Long cho biết, vườn bưởi SX theo tiêu chuẩn VietGAP

Để hạn chế sâu bệnh và côn trùng từ dưới đất bỏ lên hại cây, ông Long dùng vôi trắng sơn gốc bưởi, đồng thời cột những chai nhựa đựng băng phiến (long não) để xua đuổi. Về phân bón, ông Long chỉ sử dụng nếu cần thiết bón phân cho cây phát triển nhưng tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, đó là đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Tuy nhiên khi cây đã sinh trưởng ổn định, ông chủ yếu sử dụng phân hữu cơ là phân chuồng đã ủ hoai.

“Hiện tôi chỉ bón phân NPK 20-20-15 cho cây bưởi khoảng 1,5kg/gốc và bón trong 3 đợt/năm lúc cây sắp ra bông, ra trái non và khi trái chuẩn bị cho thu hoạch, còn lại tôi chủ yếu bón phân chuồng khoảng 30kg/gốc/năm. Nhờ vậy vười bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh”, ông Long chia sẻ.

Dẫn chúng tôi và ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Đông tham quan vườn bưởi được trồng thẳng tắp, khoảng cách giữa cây cách cây và hàng cách hàng đều là 5x5m, tương đương 1ha trồng 300 cây; đồng thời có đầu tư hệ thống tưới phun mưa, bố trí cứ 2 cây cho 1 béc phun.

Cũng theo ông Long, nhờ áp dụng TBKT, kết hợp chăm sóc, đến nay 60% diện tích vườn bưởi bắt đầu cho thu hoạch, ở vụ đầu tiên là thời điểm năm ngoái gia đình ông thu hoạch đã cho doanh thu hơn 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 300 triệu.

“Cây bưởi trồng càng nhiều năm tuổi sẽ cho ra trái và năng suất ngày càng cao hơn. Vườn bưởi nhà tôi đang ra quả vào năm thứ 2 và chuẩn bị thu hoạch rộ vào tháng 7 - 8 âm lịch sắp tới, với giá quả 40.000 - 50.000 đ/kg hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn năm trước”, ông Long nói.

08-39-56_6
Vườn bưởi nhà ông Long đầu tư hệ thống tưới phun mưa
Trên diện tích 2ha, ông Long đầu tư giống, vật tư, máy phát cỏ, máy phun thuốc, hệ thống tưới, xây tường rào khép kín… khoảng 700 triệu đồng. Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 4 năm. Hiện vườn nhà ông tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động theo thời vụ.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm