| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây ăn quả không đúng, trả giá hàng chục năm

Thứ Sáu 06/12/2024 , 18:51 (GMT+7)

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh trồng sai giống lúa chỉ nợ dân 3 tháng, còn sai giống cây ăn quả thì cái giá rất đắt.

Ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định cây có múi đóng góp kinh tế quan trọng cho Tây Bắc và Hòa Bình. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định cây có múi đóng góp kinh tế quan trọng cho Tây Bắc và Hòa Bình. Ảnh: Tùng Đinh.

Quản lý từ cây giống

Tham luận tại Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc” tổ chức tại Hòa Bình ngày 6/11, ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình cho biết có 4 nguyên nhân khiến suy thoái cây có múi ở địa phương, đó là phát triển không nằm trong quy hoạch; nhiễm dịch hại nguy hiểm (vàng lá thối rễ, greening, tuyến trùng, rệp sáp...); canh tác lạm dụng thuốc, phân bón hóa học khiến đất chai cứng; thiếu kiến thức canh tác bền vững; quy hoạch vùng trồng chưa đồng bộ.

Theo ông Yến, việc thiếu kiến thức và nghiên cứu đầy đủ về cây có múi dễ dẫn đến nhiều hệ lụy. “Có tháng tôi tiếp đến 17 nhà báo hỏi về cây cam chết. Nhiều nông dân khi mới thấy cây có hiện tượng vàng lá thối rễ đã vội vã chặt bỏ. Trong canh tác, các tiêu chuẩn kỹ thuật được khuyến cáo kỹ song người dân đôi khi không tuân thủ, cũng là nguyên nhân khiến suy thoái cây có múi”, ông Yến nói.

Ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình cho biết có tháng ông tiếp đến 17 nhà báo hỏi về việc cây cam chết. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hòa Bình cho biết có tháng ông tiếp đến 17 nhà báo hỏi về việc cây cam chết. Ảnh: Tùng Đinh.

Xác định cây có múi là một trong những đòn bẩy kinh tế, ông Yến cho biết quan điểm của tỉnh là “huy động các nguồn lực tái canh”, giai đoạn 1 sẽ là tái canh 1.500ha ở huyện Cao Phong, giai đoạn 2 mở rộng 4.500ha ở các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn. Cả hai giai đoạn được thực hiện trong thời gian 2021 - 2025.

Để phát triển bền vững cây ăn quả tại Hòa Bình, ông Yến đề xuất các cơ quan có thẩm quyền rà soát, thống kê, đánh giá cây có múi toàn quốc làm cơ sở chỉ đạo, điều hành; ban hành quy trình đặc thù cho từng giống; hỗ trợ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Song song đó, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu tái canh 13,04ha (33 vườn); phân tích mẫu đất, test bệnh hại; hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ tái canh.

Nguồn bệnh từ cây có múi đến từ giống, làm đất quá phẳng

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Hồng Yến cũng phân tích về tác nhân gây hại cây có múi là nấm, tuyến trùng, rệp sáp. Nhà báo Trần Cao - Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết điều tra của ngành BVTV tại Nghệ An cũng cho kết quả tương tự, đây là dấu hiệu suy thoái đất.

Bà Trần Thị Tuyết Thu (Đại học Khoa học Tự nhiên) cho rằng cần quản lý chặt nguồn lây bệnh từ cây giống, đồng thời thay đổi thói quen canh tác để tiết kiệm hơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Trần Thị Tuyết Thu (Đại học Khoa học Tự nhiên) cho rằng cần quản lý chặt nguồn lây bệnh từ cây giống, đồng thời thay đổi thói quen canh tác để tiết kiệm hơn. Ảnh: Tùng Đinh.

PGS.TS Trần Thị Tuyết Thu (Đại học Khoa học Tự nhiên) cho biết tuyến trùng gây bệnh thường đến từ nguồn cây giống. Năm 2017, bà Thu cùng các đồng nghiệp đã phát hiện điều này khi thực hiện nghiên cứu thực địa ở Hòa Bình. “Quản lý để khoanh vùng, khống chế yếu tố gây bệnh từ nguồn giống không dễ. Điều này còn làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, bên cạnh việc ô nhiễm kim loại nặng”, bà Thu nói.

Địa hình đồi bát úp của Hòa Bình phù hợp với cây có múi, song người dân lạm dụng máy móc dẫn đến địa hình quá phẳng, làm mất bản chất “cây dốc cần nước”. Để xử lý triệt để vấn đề, bà Thu cho rằng cần làm theo hướng giảm độ suy thoái vật lý của đất. Bà Thu cũng cho biết sẽ chia sẻ với các đại biểu về nhiều nghiên cứu khoa học từ năm 2016 đến nay ở Hòa Bình.

Cảnh báo cam Cao Phong giá rẻ

Ông Hoàng Văn Dự, PGĐ Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp cho rằng, một trong những vấn đề cần cải thiện hiện nay là thương mại điện tử.

“Nhiều khi lấy hàng hóa từ nước ngoài về còn nhanh hơn đặt trong nội địa. Điều này chứng tỏ các nước gần chúng ta đang phát triển rất mạnh về logicstic”, ông Dự nói.

Cụ thể về thương mại điện tử, ông Dự nói đến việc tận dụng mạng xã hội để quay phát trực tiếp (Livestream), trưng bày giới thiệu sản phẩm, tổ chức sự kiện thu hút người mua hàng. “Việc này giúp người mua có thể chỉ cần tới với chúng ta là mua được sản phẩm tốt, không cần đến tận nơi sản xuất”, ông Dự nói thêm.

Lấy ví dụ về chương trình quảng bá cam Cao Phong ở Hà Nội, ông Dự cho rằng cần tổ chức những buổi chia sẻ kiến thức, giúp người tiêu dùng phân biệt cam thật, giả.

Theo lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp nhiều lần đi Hà Nội, ông phát hiện có những nơi đề biển “Cam Cao Phong” nhưng giá chỉ 30.000- 40.000đ/kg. Ông Dự nói “đây có khả năng là hàng giả” bởi giá cam Cao Phong ngay tại vườn đã ít nhất 50.000đ/kg.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.