| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây tại Khu bảo tồn Tre trúc đầu tiên của Việt Nam

Thứ Bảy 27/02/2021 , 20:39 (GMT+7)

Ngày 27/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tham dự Lễ phát động Tết trồng cây xuân Tân Sửu năm 2021 do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Lễ phát động Tết trồng cây xuân Tân Sửu 2021 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HG.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Lễ phát động Tết trồng cây xuân Tân Sửu 2021 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HG.

Tết trồng cây xuân Tân Sửu 2021 được Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngay trong khuôn viên Khu bảo tồn Tre trúc Việt Nam vừa đi vào hoạt động.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, cây xanh có vị trí rất quan trọng trong đời sống con người, phát triển cây xanh là mục tiêu, nghĩa vụ của mỗi người dân.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam có địa hình "tam sơn tứ hải nhất phần điền", đặc điểm địa hình đó khẳng định để phát triển bền vững càng phải chăm chút đến hệ thực vật. Bác Hồ từ năm 1959 đã phát động Tết trồng cây, đã 61 mùa xuân cả nước thực hiện di huấn của Người.

Qua các giai đoạn, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân, đất nước chúng ta đã bao phủ bởi màu xanh của 14,4 triệu ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42%, trở thành nước có hệ số che phủ rừng cao trên thế giới và khu vực.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ về "Trồng 1 tỷ cây xanh", Bộ NN-PTNT đã có chương trình hành động gửi các địa phương, bộ ngành để mỗi đơn vị có kế hoạch cụ thể, tham gia trồng cây.

"Tết trồng cây của Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất đặc biệt, không chỉ bởi Học viện là đơn vị đào tạo những ngành nghề gắn bó với nông nghiệp nông thôn mà nơi đây còn có thảm thực vật phong phú. Học viện cũng đề ra mục tiêu rất cụ thể, trồng 5.000 cây xanh, với hàm ý mỗi thầy cô, sinh viên trồng thêm 1 cây xanh nữa. Việc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn trồng cây trong khu vực dự án khôi phục, sưu tầm tập đoàn tre trúc là việc làm rất có ý nghĩa. Bởi cây tre gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của người nông dân Việt Nam, cây tre là hình ảnh biểu tượng của dân tộc”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn trồng cây tre trong Tết trồng cây xuân Tân Sửu, oài cây tương trưng cho cốt cách con người Việt Nam. Ảnh: HG.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn trồng cây tre trong Tết trồng cây xuân Tân Sửu, oài cây tương trưng cho cốt cách con người Việt Nam. Ảnh: HG.

GS.TS.Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện chọn trồng cây tretrong Tết trồng cây xuân Tân Sửu vì đây là loại cây thể hiện sắc nét cốt cách của con người Việt Nam, vừa cần cù, chịu khó, vừa bất khuất kiên cường, luôn cố gắng vươn lên với sức sống mãnh liệt, biết đoàn kết, đùm bọc, che chở lẫn nhau.

GS.TS Nguyễn Thị Lan chia sẻ, Khu bảo tồn Tre, trúc Việt Nam do Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng là công trình không chỉ có ý nghĩa sinh thái nhân văn mà còn có ý nghĩa khoa học quan trọng để bảo tồn nguồn gen tre, trúc của Việt Nam, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, sinh viên nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài tre trúc bản địa, quý hiếm của nước ta.

Khu bảo tồn tre trúc Việt Nam được Học viện xây dựng mô phỏng bản đồ hình chữ S của đất nước Việt Nam. Từng loài tre trúc sẽ được trồng tương ứng với từng vùng sinh thái trên bản đồ hình chữ S có loài tre trúc đó phân bố. Chúng tôi hy vọng khi hoàn thiện đây sẽ là nơi tham quan, học tập, nghiên cứu của học sinh sinh viên, các cơ sở nghiên cứu trên cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị, từ dự án này, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần tiếp tục sưu tầm thêm các loài tre trúc bởi theo thống kê, Việt Nam có 194 loài với 1,4 triệu ha rừng tre trúc, đứng thứ tư thế giới. Tre trúc rất gần gũi với người Việt, rất giản dị nhưng cũng rất kiên cường. Tre trúc cũng là loại vật liệu có thể tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu vô cùng lớn, được thế giới ưa chuộng bởi tính ứng dụng, mềm dẻo, linh hoạt.

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm