| Hotline: 0983.970.780

Trồng đậu nành rau bội thu

Thứ Năm 13/03/2008 , 07:00 (GMT+7)

Thị trấn Cái Dầu là địa bàn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp nhất ở huyện Châu Phú (An Giang), chỉ có 325 ha. Sau nhiều năm khép kín đê bao, ngành nông nghiệp đã khuyến khích bà con nông dân trồng lúa luân canh với đậu nành.

Để nâng cao năng suất tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động, tạo thu nhập cho người dân, thị trấn Cái Dầu không chỉ đưa toàn bộ diện tích lên đê bao khép kín sản xuất 3 vụ mà còn đẩy mạnh phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Ngay sau khi nắm được chủ trương, nông dân Cái Dầu đã đưa cây đậu nành rau vào sản xuất. Cty Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp An Giang (Antesco) cung cấp giống, kết hợp địa phương hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Năm 1997, nông dân Cái Dầu tiến hành trồng khảo nghiệm 5 ha. Sau gần 65 ngày thu hoạch, năng suất 10 tấn/ha, giá mua ổn định, trừ chi phí nông dân thu lợi nhuận gấp 2 lần so với làm lúa.

Thu hoạch đậu nành rau

Chị Phan Thị Cẩm Thuý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp thị trấn Cái Dầu nói: Vụ khảo nghiệm đó thành công như một “chất xúc tác” để nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích chuyên canh loại cây trồng còn khá mới mẻ này. Vụ đông xuân năm nay, trên địa bàn thị trấn nông dân gieo trồng 14 ha đậu nành rau đều mang lại lợi nhuận cao gấp đôi hoặc gấp 3 so làm lúa, bình quân mỗi công đậu nành nông dân thu lãi từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Điều khiến nông dân hết sức phấn khởi là năm nay công ty Antesco quyết định nâng giá thu mua đậu nành rau loại I lên 7.000 đồng/kg. Đây là tín hiệu rất phấn khởi.

Những ngày này, nông dân Cái Dầu lại bắt tay vào thu hoạch đậu nành rộ. Và một lần nữa, đậu nành rau lại cho họ niềm vui. Anh Lê Vũ Hồng Khanh, một người trồng đậu nành thổ lộ, năm nay, do thời tiết thuận lợi, đậu trúng mùa, nên thu hoạch kéo dài hơn năm trước. Với 1,3 ha đậu nành rau, anh Khanh là người dẫn đầu về diện tích trong tổng số trên chục hộ làm đậu nành rau ở Châu Phú. Vụ này, năng suất  đậu đạt 11 tấn/ha, trừ chi phí đất thuê, giống, vật tư và thuê nhân công, anh bỏ túi không dưới 35 triệu đồng/ha.

 

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 3] Chuyển đổi nghề để phát triển bền vững

Nhận thức phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không đợi hỗ trợ, nhiều ngư dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ các nghề tận diệt sang nghề thân thiện với môi trường.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất