| Hotline: 0983.970.780

Trồng đậu phụng xen mì

Thứ Ba 05/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Mô hình trồng giống đậu phụng sẻ Tây Nguyên xen với giống mì KM94 đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại...

Được sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu, vụ ĐX 2014-2015, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định xây dựng mô hình trồng đậu phụng xen mì trên chân đất cát, đất xám bạc màu tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn).

Ông Tống Nhuệ, Chủ tịch HLV Bình Định cho biết: Để giúp nông dân trong tỉnh chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, chủ động thích ứng với những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra, Quỹ Môi trường toàn cầu đã hỗ trợ 50.000 USD để thực hiện pha 2 của dự án "Phát triển cây mì bền vững trên diện tích đất có nguy cơ thoái hóa, bạc màu".

Dự án triển khai từ đầu năm 2015, kết thúc vào cuối năm 2017. Mục tiêu nhằm chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây đậu phụng, cây mì trên chân đất cát, đất xám bạc màu cho cộng đồng dân cư.

Mô hình trồng giống đậu phụng sẻ Tây Nguyên xen với giống mì KM94 đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại nhờ tận dụng được độ ẩm, chất dinh dưỡng và được chăm sóc tốt.

Tại xã Cát Hiệp, năng suất đậu phụng đạt xấp xỉ 40 tạ/ha, với giá hiện nay 22.000 đ/kg, doanh thu đạt trên 84 triệu đ/ha, sau khi trừ chi phí, còn lãi trên 52 triệu đ/ha, cao hơn 8,3 triệu đ/ha so với đối chứng.

Tại xã Bình Tân, năng suất đậu phụng đạt 34,2 tạ/ha, doanh thu 75,2 triệu đ/ha, lợi nhuận 37,36 triệu đ/ha, cao hơn 9,4 triệu đ/ha so với ruộng ngoài mô hình. Sau khi thu hoạch xong đậu phụng, nông dân tiếp tục chăm sóc cây mì để thu hoạch vào cuối năm.

Ông Phạm Văn Chút ở thôn Tùng Lộc, xã Cát Hiệp tham gia mô hình cho biết: Trồng đậu phụng xen mì trên vùng đất cát cho năng suất cao hơn trồng thuần. Nhờ trồng xen 2 loại cây với chế độ đầu tư thâm canh mà cây đậu phụng và mì sinh trưởng, phát triển tốt hơn, do đất được cải tạo tơi xốp, nhờ rễ đậu phụng có các nốt sần làm tăng thêm độ phì... Sau khi thu hoạch đậu phụng, một phần thân và lá đậu phụng sẽ dùng để che phủ gốc mì nhằm duy trì độ ẩm và trả lại chất hữu cơ cho đất, một phần được sử dụng để chế biến thành thức ăn vỗ béo bò, tăng thêm thu nhập.

Theo ông Tống Nhuệ, kết quả từ mô hình đã mở ra triển vọng tăng hiệu quả kinh tế cho các vùng đất cát, đất xám bạc màu; không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất, giúp canh tác bền vững hơn. Trong thời gian đến sẽ tăng cường tuyên truyền về kết quả mô hình và khuyến cáo nông dân áp dụng kỹ thuật trồng xen canh, thâm canh cho các vùng nguyên liệu mì...

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.