| Hotline: 0983.970.780

Trồng lúa cánh đồng lớn, giảm chi phí 1,1 triệu đồng/ha

Thứ Sáu 14/05/2021 , 08:42 (GMT+7)

Mô hình trồng lúa cánh đồng lớn ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã giảm chi phí đầu tư trung bình trên 1,1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn 3,5 triệu đồng/ha.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) triển khai mô hình sản xuất giống lúa mới trình diễn trên cánh đồng mẫu lớn được thực hiện trên chân đất cát, độ phì trung bình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa ở thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình, Sơn Tinh, Quảng Ngãi. Ảnh: Thu Phượng.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa ở thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình, Sơn Tinh, Quảng Ngãi. Ảnh: Thu Phượng.

Mô hình được triển khai cho 142 hộ nông dân ở thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình trình diễn cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa ở xứ đồng Chợ Cầu, với diện tích 20 ha, giống lúa sử dụng là QNg6, cấp giống xác nhận, do Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi chọn tạo.

Đây là vùng đất cát, nghèo dinh dưỡng. Mô hình được thực hiện với kinh phí trên 170 triệu đồng, trong đó nhà nước đầu tư 50%, nông dân 50%. Các biện pháp kỹ thuật, nông dân được hướng dẫn vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân lót, lên băng, ngâm ủ giống, gieo sạ, phòng trừ cỏ dại, tỉa dặm, bón phân thúc, chăm sóc...

Qua thực hiện mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa ở thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình cho thấy mô hình đã giảm được các khoản đầu tư không cần thiết như giống, phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc so với sản xuất lúa ngoài đại trà trong cùng điều kiện.

Cụ thể, mô hình đã giảm chi phí đầu tư trung bình trên 1,1 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của mô hình cao hơn ruộng nông dân trên 3,5 triệu đồng/ha.

  • Tags:
Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.