| Hotline: 0983.970.780

Trồng sả

Chủ Nhật 23/09/2007 , 12:50 (GMT+7)

Có lẽ ít có loại cây công nghiệp nào vừa dễ trồng vừa không kén đất hiệu quả kinh tế lại cao như trồng cây sả lấy tinh dầu xuất khẩu.

Hiện nay quỹ đất sử dụng cho việc trồng cây sả lấy tinh dầu còn rất lớn ở các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên việc trồng sả chưa được nhiều địa phương chú ý và chưa được quy hoạch tập trung thành những vùng chuyên canh lớn từ 20- 30 ha trở lên để khi lắp đặt các lò nấu tinh dầu thu hoạch nguyên liệu tập trung sẽ hiệu quả kinh tế hơn.

Theo tính toán của Công ty Cổ phần tinh dầu và chất thơm, một héc ta trồng sả lấy tinh dầu sau khi trừ chi phí mỗi năm sẽ thu đuợc từ 15 đến 20 triệu đồng. Để giúp các địa phương và các hộ nông dân hiểu rõ hơn, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính trong kỹ thuật trồng sả lấy tinh dầu :

Cây sả tên khoa học là Cymbopogon Winterianus thuộc họ lúa (Poaceae) thích hợp trên nhiều loại đất của các vùng trung du, miền núi phía Bắc, miền Trung và cao nguyên; những nơi có lượng mưa hàng năm từ 1000- 1500 ly, các loại đất cát pha, ba-zan có hàm lượng mùn khá có độ dốc từ 5- 15 độ là trồng được sả, riêng đất sét và đất đá ong thì không phù hợp.

1-Chọn giống: Cây sả được nhân giống bằng phương pháp vô tính, khả năng đẻ nhánh của cây sả rất mạnh. Sả dùng làm giống phải có 2 năm tuổi trở lên.

Chọn các tép (chồi nhánh), mập, đốt ngắn cứng chắc để làm giống. Muốn đạt tỷ lệ sống của hom giống cao nên áp dụng phương pháp hồ phân cho rễ bằng hỗn hợp 50 % bùn ướt + 10% supe lân + 40 % phân chuồng hoai mục. Hồ xong đem dâm theo từng hàng   tưới giữ ẩm sau 5- 7 ng ày khi rễ mới nhú ra đều thì đem trồng . Mỗi ha trồng từ 40- 60 vạn tép .  

2- Chuẩn bị đất: Đất trồng sả cần được cày xới hoặc bổ hốc sâu 20- 25 cm làm sạch cỏ . rạch hàng theo hướng đông tây. Đối với đất dốc rạch hàng theo đường đồng mức .

3- Kỹ thuật trồng:  

-Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng từ tháng 1- 3 và vụ thu tháng 8- 9 hàng năm. Các tỉnh phía Bắc nên trồng vào cuối đông, đầu xuân các tỉnh phía nam nên trồng vào đầu mùa mưa.

-Cách trồng: Đặt hom giống có từ 1-2 nhánh vào các hốc đã bổ sẵn , lấp đất chặt và tưới đẫm ngay yêu cầu đặt sâu, lấëp nông, giậm chặt

- Mật độ trồng: 50 x 50 cm, đất tốt có thể thâm canh trồng 40 x 50 cm, trồng nghiêng, mỗi cụm sả phải có từ 1 đến 3 tép, bộ rễ phải đảm bảo đu, không dập nát.

Sau khi trồng 50 –60 ngày cây sả đã phát triển ổn định cần phải trồng dặm những nơi cây đã hỏng. Sau 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Cây sả trồng một lần thu hoạch từ 5 đến 6 năm, mỗi năm cắt từ 5-6 lứa, bình quân 50- 55 ngày/lứa. 

Một ha trồng sả thâm canh cao từ năm thứ hai trở đi có thể thu được 320-350 tấn lá/năm, chưng cất được từ 280 –300 kg tinh dầu sả, giá bán bình quân 80 000- 90 000 đ/kg. Tính ra mỗi ha sả thu được từ 20 – 25 triệu đồng, trừ chi phí chưng cất bà con còn thu được từ 15-20 triệu đồng một năm. Mức thu nhập này đối với các tỉnh miền núi, vùng trung du, quỹ đất còn nhiều thì cây sả thực sự là cây xoá đói giảm nghèo, một cây thuộc họ lúa thật dễ trồng mà lại cho hiệu quả kinh tế cao.

Bà con nông dân các vùng đồi núi hoặc trung du nên tìm hiểu và phát triển loại cây này để được lợi ích trước mắt và lâu dài. Hàng năm Công ty Cổ phần tinh dầu và chất thơm cần khoảng từ 150 đến 200 tấn tinh dầu sả để xuất khẩu. Đây là địa chỉ tin cậy để các địa phương và bà con nông dân có thể liên hệ để nhận mọi sự trợ giúp các thông tin cần thiết về cây sả, kỹ thuật chưng cất tinh dầu sả hoặc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm tinh dầu làm ra.

Khi cần xin bà con liên hệ với ông Lê Quý Mạnh, Công ty Cổ phần tinh dầu và chất thơm, địa chỉ 18 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa Đô - Cầu Giấy –Hà Nội. Điện thoại (04) 7560922 hoặc 0913234813 để được tư vấn miễn phí.                                                      

     Hoàng Hà

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.