Tất bật chuẩn bị cho vụ hoa quan trọng nhất năm
Với diện tích canh tác khoảng 10.000ha, hoa là cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Thời điểm hiện tại, để chuẩn bị cho vụ quan trọng nhất năm – vụ hoa phục vụ Tết Nguyên đán, các nhà vườn tại đây đã xuống giống và đang đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh.
Chia sẻ về tình hình năm nay, anh Mai Trọng Hòa, nông dân trồng hoa cúc tại phường 8, TP Đà Lạt cho biết: “Tôi đã xuống giống lứa hoa Tết được hơn một tháng rồi. Cách chăm sóc cơ bản giống các lứa khác trong năm, nhưng Tết thì có giá tốt hơn nên tôi cũng chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Chưa kể năm nay thời tiết thất thường, cúc rất dễ bị nấm cóc, sâu xanh, bọ trĩ… làm ảnh hưởng đến năng suất hoa”.
Cùng nỗi lo về thời tiết thất thường khi chăm sóc hoa vụ Tết, anh Nguyễn Đức Thành đang sở hữu 1ha hoa hồng tại TP Đà Lạt cho biết: “Thời tiết này khiến hoa hồng dễ bị nhiều bệnh cùng lúc như phấn trắng, mốc sương, đốm đen, thối rễ… Vì vậy trong giai đoạn quan trọng này, tôi thăm vườn mỗi ngày để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời”.
Ngoài tác động bởi thời tiết, các khu trồng hoa thường được thâm canh với mật độ cao và liên tục, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Những bệnh phổ biến như nấm cóc, rụng lá, phấn trắng, thối nhũn… và các loại sâu như bọ trĩ, nhện, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, rầy, rệp… đều ảnh hưởng đến năng suất, kích thước và màu sắc, khiến hoa không đạt tiêu chuẩn. Do đó trong quá trình canh tác hoa cho vụ Tết, giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả cũng được nhiều bà con ở Lâm Đồng quan tâm tìm hiểu nhằm đảm bảo cung cấp cho thị trường Tết nguồn hoa chất lượng, đẹp mắt, cạnh tranh được với hoa nhập khẩu.
Nâng cao chất lượng hoa từ giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả
Chia sẻ về bí quyết chăm sóc 0,6ha cúc và cây cảnh của mình, anh Mai Trọng Hòa (phường 8, TP Đà Lạt) cho biết: “Bên cạnh việc chú ý đến các thời điểm quan trọng như lúc ngưng chiếu sáng hay lúc đóng nụ để hoa ra đúng thời điểm Tết, tôi quan sát vườn mỗi ngày để sử dụng ngay các sản phẩm phòng trừ sâu bệnh của Syngenta khi có dấu hiệu sớm của nấm, sâu bệnh, bọ trĩ…”.
Nhờ kinh nghiệm trồng hoa nhiều năm kết hợp với các sản phẩm phù hợp, vườn anh Hòa năm nay đạt chất lượng tốt, hoa có cánh dài, tròn đều, màu sắc nổi bật và cành, lá không bị bệnh. Anh Hòa cho biết, từ khi sử dụng các loại thuốc trừ nấm và sâu bệnh của Syngenta trong những vụ trước, tỷ lệ hoa đạt chuẩn từ mức 60 - 70% đã tăng đến 90%, tương đương hơn 60.000 cành/1.000m2. Vì vậy anh rất tự tin về năng suất và chất lượng hoa vụ Tết 2025 của mình.
Còn với anh Thành (TP Đà Lạt), nhờ lựa chọn được loại thuốc phòng trừ nấm tốt như Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, hoa hồng của anh to đẹp, màu sắc rực rỡ, cánh hoa và cành đều cứng cáp nên bền và tươi rất lâu, được thương lái thu mua với giá tốt. “Với tổng diện tích 1ha, mỗi tháng tôi thu hoạch được khoảng 100.000 cành hồng với giá bán cao hơn trước từ 10 - 20%”, anh Thành vui vẻ cho biết.
Bên cạnh giúp nâng cao chất lượng hoa thông qua phòng trừ sâu bệnh, các sản phẩm của Syngenta còn được bà con đánh giá cao về khả năng hòa tan nhanh, hiệu quả kéo dài, đồng thời sản phẩm cho phép phối trộn, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công bơm thuốc.
Trong quá trình canh tác, nhân viên kỹ thuật và đại lý của Syngenta cũng thường xuyên đến thăm vườn để tư vấn cho bà con cách sử dụng thuốc đúng kỹ thuật và đúng thời điểm để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của lứa hoa Tết, đội ngũ chuyên gia của Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt để hỗ trợ bà con có một mùa vụ bội thu, an tâm đón Tết.
Cung cấp giải pháp hiệu quả, sát cánh cùng bà con thông qua các nhân viên kỹ thuật tại địa phương, Syngenta khẳng định cam kết đồng hành và hợp tác lâu dài cùng nông dân trồng hoa.
Không chỉ mang lại những sản phẩm phòng trừ sâu bệnh chất lượng tốt, Syngenta còn không ngừng mở rộng bộ giải pháp cho hoa, cây cảnh như phân bón, sản phẩm kích thích sinh trưởng và bám dính…, giúp bà con nâng cao năng suất và chất lượng trong suốt quá trình canh tác, qua đó đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.