| Hotline: 0983.970.780

Trồng trôm thu nhập cao

Thứ Sáu 01/03/2013 , 10:19 (GMT+7)

Trôm là loại cây dễ trồng phù hợp trồng trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn; chi phí đầu tư thấp, lượng phân bón cho cây trôm chỉ bằng khoảng 30% so với cây trồng khác.

Cây trôm không chỉ có lợi ích là phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn mang lại thu nhập cao cho người dân ở các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Phong Phú… huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Chúng tôi về xã Vĩnh Hảo, thủ phủ trồng trôm với diện tích hàng trăm ha. Đây là địa phương có phong trào chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện SX. Nhờ diện tích trôm ngày càng mở rộng đã phủ xanh đất trống đồi trọc, đất bị hoang hóa; đồng thời giúp bà con nơi đây có mức thu nhập khá, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Tiêu biểu như hộ anh Phan Khắc Phong, thôn Vĩnh Sơn là một trong những người trồng trôm hiệu quả. Anh cho biết, năm 2008  bắt đầu trồng trôm trên diện tích phá bỏ vườn nho già cỗi. Nhờ chăm sóc tốt sau 2 năm vườn trôm nhà anh bắt đầu cho thu hoạch, năng suất chỉ đạt khoảng 0,5 kg/cây. Thế nhưng càng về sau cây trôm mới cho mủ ổn định, từ 1 - 1,5 kg/cây. Với diện tích 1 mẫu mỗi năm gia đình anh thu khoảng 1,5 tấn khô, bán với giá từ 60.000 - 100.000 đ/kg (mủ tươi) và 120.000 - 150.000 đ/kg (mủ khô), sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 150 triệu đồng.


Nhờ khai thác mủ sạch nên sản phẩm được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn

Không chỉ có anh Phong trồng trôm lấy mủ cho thu nhập cao mà còn nhiều hộ khác cũng vươn lên làm giàu từ cây trôm. Kể đến là anh Trịnh Toàn, thôn Vĩnh Sơn là người trồng trôm nhiều nhất xã, đến nay diện tích rừng trôm của anh đã lên đến 10 ha, lãi ròng gần 1 tỷ đ/năm.

Anh Toàn cho biết, trôm là loại cây dễ trồng phù hợp trồng trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn; chi phí đầu tư thấp, lượng phân bón cho cây trôm chỉ bằng khoảng 30% so với cây trồng khác. Trung bình 1 sào trồng khoảng 100 cây, cách trồng cự ly hàng cách hàng là 3 x 4 m hoặc 4 x 4 m tùy vào vùng đất mà trồng cho thích hợp. Từ khi trồng đến thu hoạch từ 2 - 3 năm.

Cây trôm được khai thác lấy mủ bằng cách “đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ khoảng 2 x 2 cm) sâu đến tận lớp gỗ trong thân cây. Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ), quy trình lấy mủ quay vòng từ 2 - 3 ngày, thời gian hết là lấy mủ từ 10 - 15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Thế nhưng lấy mủ theo cách trên thường làm mủ bị vàng, chất lượng mủ kém và phải tốn công để làm sạch.

Tuy nhiên hiện anh Phong nghĩ cách lấy mủ sạch, trắng bóng, không bị vàng bằng cách dùng băng keo trắng quấn quanh thân cây, sau đó dùng máy khoan (mũi 18 ly) để dùi lỗ; làm như vậy khi mủ tiết ra sẽ tụ cục bám trên băng keo. Hơn nữa việc dùng máy khoan dùi lỗ để lấy mủ ít làm cây bị tổn thương, mủ ra đều, nhanh lành vết da…

Tương tự, xã Vĩnh Tân cũng đang khuyến khích các hộ nông dân có đất hoang hóa, khô cằn đầu tư trồng cây trôm lấy mủ để tăng thu nhập. Do bản chất cây rừng nên đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế lại cao. Theo ông Bạch Văn Đông, Phó Chủ tịch Hội Nông xã Vĩnh Tân cho hay, hiện giá mủ trôm giảm gần phân nửa so năm ngoái, song bà con vẫn lãi khá, trung bình 1 sào cho thu nhập hơn 15 triệu đồng, gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.