| Hotline: 0983.970.780

Trồng và chăm sóc xoài Khiêu Xa Vơi

Thứ Tư 17/11/2010 , 10:59 (GMT+7)

Giống xoài được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay là Khiêu Xa Vơi có nguồn gốc từ Thái Lan.

Giới thiệu:

Xoài ăn xanh hiện nay có rất nhiều giống, tuy nhiên giống xoài được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay là Khiêu Xa Vơi có nguồn gốc từ Thái Lan.

Đặc điểm: Phiến lá tương đối nhỏ, lá màu xanh đậm, cành thường bị xì mủ, chảy nhựa. Vỏ trái có màu có màu xanh đậm, hạt dẹp mỏng và thường lép hạt. Tuy trái còn xanh nhưng khi ăn có vị ngọt, giòn.

Kỹ thuật trồng:

- Chọn giống: Do xoài Khiêu Xa Vơi có hạt thường bị lép và muốn giữ đặc tính giống như cây bố mẹ ban đầu nên giống xoài này thường trồng ở dạng mắt ghép.

- Thời vụ trồng: Ở ĐBSCL có thể trồng quanh năm, tuy nhiên nên trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Khoảng cách giữa các cây thường 6-8m, nên trồng theo kiểu zíc zắc (nanh sấu). Đào hố 60cm x 60cm trộn lớp đất mặt với 50% phân chuồng hoặc phân hữu cơ cộng thêm 200-300g phân NPK 16-16-8, trước khi đặt cây con xuống nên phủ 1 lớp phân trộn trên và rải thêm 100g DAP bón lót phía dưới. Nếu ở vùng đất thấp có thể đắp mô.

Chăm sóc:

1/ Bón phân:

Đối với cây còn non 2-3 năm đầu cây có nhu cầu về đạm và lân cao cần bón theo tỉ lệ 200-300 gam NPK 16-16-8 với 200g urea/cây/năm, chia ra làm 2 đợt bón đầu và cuối mùa mưa.

Sau khi cây cho trái ổn định (5-7 năm) cần 3kg/năm chia làm các lần bón như sau:

+ Sau khi thu hoạch cần bón 1kg phân theo tỉ lệ NPK 2-1-1.

+ Trước khi xử lý ra hoa 20-30 ngày bón 1kg theo tỉ lệ NPK 1-2-1.

+ Sau khi đậu trái 1-2 tuần bón 1kg còn lại theo tỉ lệ NPK 1-1-2.

- Ngoài lượng phân NPK như trên cần bổ sung Bo, Ca, Zn, Mo… bằng các loại phân phun qua lá hay rãi gốc giúp cây hạn chế xì mủ, chống rụng trái, nứt trái.

2/Xử lý ra hoa

Trong thực tế khi xoài bắt đầu bước vào giai đoạn ra hoa kết trái là thời điểm mà chúng ta cần phải lưu ý:

Trong Sổ tay sử dụng thuốc BVTV của trang trại, chúng ta nên ghi ngày tháng cây bắt đầu ra hoa rộ vì đây là thời điểm bắt đầu có nhiều dịch hại tấn công mà chúng ta cần phải đối phó. Trường hợp cây ra hoa kéo dài không tập trung sẽ là điều kiện làm cho sâu bệnh phát triển liên tục, vì vậy ta nên xử lý ra hoa đồng loạt bằng biện pháp canh tác hoặc bằng Paclo (sau khi thu hoạch, cần tiến hành bón phân, tỉa cành tạo tán, tưới nước đẫm cây sẽ ra đọt đồng loạt. Đối với các cây xoài tơ cần xử lý cho ra 2 cơi đọt thì mới cho hoa đều. Khi cơi đọt gần chuyển sang lá lụa thì dùng thuốc ức chế sinh trưởng để cây chủ động phân hóa mầm hoa, là thuốc Paclo 10% hoặc 15% tưới vào gốc 10 gam hoạt chất/1 m đường kính tán, ví dụ cây có đường kính tán 5m thì cần 50g PACLO 10%).

3) Phòng trừ sâu bệnh:

- Khi cây hình thành chồi hoa và nụ cần lưu ý đến rầy nhảy tấn công. Có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt hoặc phun thuốc phòng trừ. Khi phun thuốc nên chọn lựa và ghi lại tên thuốc ít ảnh hưởng đến bông như Vithoxam 350SC, Vicondor 50EC… Vườn cây ăn trái thường cao khỏi đầu, nên nước thuốc dễ bám vào mặt và thân thể nên chúng ta cần phải mặc đồ bảo vệ cho chính bản thân mình đảm bảo an toàn khi lao động.

- Giai đoạn cây hình thành trái thường gặp ruồi đục quả hại trái. Đối với côn trùng này thì ta không nên dùng thuốc hóa học ngay mà nên dùng bẫy ruồi VIZUBON-D để dẫn dụ ruồi đực. Thời điểm treo bẫy tốt nhất là khi trái đã qua giai đoạn rụng sinh lý.

+ Bệnh hại: bệnh nặng nhất vẫn là bệnh thán thư trên bông, trên lá. Sử dụng thay đổi các loại thuốc sau: Vicarben, Vivil, Vimonyl, Workup, Viroval…

+ Bệnh xì mủ trên thân, cành do thiếu vi lượng Bo, do nấm phytops.

+ Bệnh xì mủ trên trái do vi khuẩn Xanthomonas có thể phòng trị bằng Newkasuran, Visen…

+ Bệnh nấm bồ hóng do rầy, bệnh phấn trắng… sử dụng Vicarben, Vivil, Vimonyl để phòng trị.

Cần bao trái để giảm thiệt hại do sâu đục trái.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm