| Hotline: 0983.970.780

Trùm buôn lậu sau 12 năm chạy trốn

Thứ Ba 11/09/2012 , 10:55 (GMT+7)

Lai Changxing, kẻ được truy nã gắt gao nhất của Trung Quốc, một tên trùm buôn lậu, đã phải nhận án tù chung thân sau 12 năm sống lưu vong.

Lai Changxing, trùm buôn lậu và đưa hối lộ trong những năm 1990 tại thành phố Hạ Môn

Lai Changxing, kẻ được truy nã gắt gao nhất của Trung Quốc, một tên trùm buôn lậu và liên quan đến các vụ án tham nhũng khổng lồ với các quan chức cấp cao trong chính phủ đã phải nhận án tù chung thân sau 12 năm sống lưu vong ở nước ngoài.

>> Tên phát xít bị truy lùng gắt gao nhất thế giới

Ngày 18/5 vừa qua, Lai Changxing đã bị Tòa án tối cao TP Hạ Môn (Phúc Kiến), một đô thị với bến cảng sầm uất, nơi Lai đã từng sinh sống và lộng hành, kết án tù chung thân sau khi bị trục xuất khỏi Canada. Bên cạnh mức án chung thân cho tội danh buôn lậu, Lai còn phải nhận án 15 năm về tội đưa hối lộ quy mô lớn và bị phong tỏa toàn bộ tài sản của mình.

Phiên tòa này đã kết lại vụ bê bối chính trị lớn của Trung Quốc hơn 10 năm trước. Khởi đầu sự nghiệp bằng việc lập ra tập đoàn Yuanhua vào năm 1994, Lai đã nhanh chóng đi lên bằng những mánh khóe buôn lậu ranh mãnh, tạo cho mình được một mạng lưới làm việc rất nhịp nhàng và hiệu quả. Qua quá trình buôn lậu, gia sản của Lai ngày càng lớn mạnh và hắn bắt đầu dùng tiền để mua chuộc các tham quan nhằm tạo nên một lớp bảo vệ chính trị vững chắc.

Mạng lưới của Lai buôn lậu rất nhiều mặt hàng, từ thuốc lá đến các dây chuyền dệt may hay thậm chí là xe hơi, việc kinh doanh của hắn không ngừng phát triển. Trong phiên tòa xét xử, tòa án cho biết Lai đã giám sát những hoạt động buôn lậu nhiều mặt hàng khác nhau với trị giá lên đến 4.4 tỉ USD, trốn được 1.7 tỉ USD tiền thuế trong những năm từ 1996-1999 ở thành phố cảng Hạ Môn. Bênh cạnh đó, Lai còn là người điều khiển đưa hối lộ với số tiền hàng chục triệu USD cho 64 quan chức lớn nhỏ trong thời gian này.

Để có được phiên tòa này, Trung Quốc đã phải đồng ý với Canada điều kiện không được xử án tử hình để họ trục xuất Lai. Theo nhiều người thì án tử hình là chưa đủ dành cho Lai về những hành động của mình. Tuy nhiên, với người dân Hạ Môn, Phúc Kiến thì Lai lại là một "anh hùng" đúng nghĩa.

Sinh ra và lớn lên tại chính thành phố cảng xinh đẹp này, Lai đã có đầu óc vượt trội để vượt lên số phận của chính mình. Là con trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ Lai chỉ đủ tiền cho hắn đi học hết lớp 1, sau đó, Lai đã tự bươn chải để trở thành một ông trùm buôn lậu với gia sản khổng lồ. Một người dân Hạ Môn cho biết: “Lai đã đóng góp được cho Hạ Môn hơn cả những vị lãnh đạo hiện nay ở đây”.

Cơ hội đến với Lai khi Trung Quốc tiến hành cái cách và mở cửa thị trường vào những năm 1990. Ban đầu, Lai đã thuyết phục 4 người bạn để vay được 60 USD mua các thiết bị của xe hơi, sau đó đạp xe 80km từ Hạ Môn về quê nhà Tấn Giang để bán. Sau đó, Lai đã gom đủ tiền để mở một xưởng đóng giày, tiếp theo là nhập khẩu tivi.

Cuộc đời của Lai có lẽ sẽ bình yên hơn nếu cứ tiếp tục phát triển kinh doanh. Nhưng bộ máy chính quyền mục nát khi đó đã không để cho hắn yên thân. Em gái Lai đã đã bị các quan chức địa phương quấy rối như một hành động răn đe của các quan chức địa phương vì Lai đã không chấp nhận trả tiền bảo kê. Kể từ đó, Lai bắt đầu cuộc chơi chính trị, bước ngoặt đưa hắn lên đỉnh cao và cũng khiến hắn phải sống tha phương trong 12 năm.

Sau khi có của ăn của để, Lai bắt đầu ném tiền khắp nơi, đầu tư vào những dự án mà người dân thành phố Hạ Môn chẳng bao giờ quên được. Lai xây dựng khách sạn quốc tế 5 sao Yunhua International Hotel theo tên tập đoàn của mình (hiện nay là khách sạn Sheraton), xây dựng sân bay, mua đội bóng đá của đối thủ và dự định xây tòa nhà chọc trời 88 tầng ở Hạ Môn. Khi đó Lai đi một chiếc Mercedes chống đạn và sống trong một căn nhà 7 tầng được gọi là "Dinh thự đỏ", nơi mà những người trong nhà phải gọi Lai là "Hoàng đế" dùng để tiếp các quan chức chính phủ.

Cuộc sống của Lai xuống dốc vào năm 1999, khi đó hàng chục điều tra viên từ Bắc Kinh đã được cử xuống Hạ Môn để điều tra các hoạt động kinh doanh ở đây. Lúc đầu Lai tưởng có thể mua chuộc được những điều tra viên này như cách hắn vẫn thường làm, tuy nhiên một sĩ quan cảnh sát cấp cao chơi với Lai nhiều năm cho hắn biết phe cánh chính trị đã thay đổi và không thể mua chuộc được.

Lai lập tức lên tàu cao tốc sang Hồng Kông dù cho hộ chiếu ở đây của Lai đã bị tịch thu vài năm trước đó. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau Lai cùng cả gia đình đã có mặt ở Canada. Trong 12 năm sinh sống ở Vancouver đã gây ra nhiều tranh cãi khi chính quyền Trung Quốc liên tục đưa ra những yêu cầu dẫn độ nhưng không được phía Canada chấp thuận.

Trong khi đó, ở quê nhà, Phó thị trưởng thành phố Hạ Môn, Phó cảnh sát trưởng đã bị buộc tội và kết án chung thân với tội danh nhận hối lộ của Lai. Bên cạnh đó, 14 nhân viên chính quyền khác đã nhận phải lãnh án tử hình do liên quan đến các thương vụ buôn lậu và ăn tiền hối lộ của Lai. Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Chu Dung Cơ đã nói: “Nếu Lai Changxing bị xử tử 3 lần thì vẫn không quá nhiều so với những gì hắn gây ra”.


Ảnh biếm họa việc Canada trục xuất và thực hiện yêu cầu dẫn độ Lai Changxing về Trung Quốc

Tuy nhiên, Trung Quốc đã gặp phải khó khăn do luật của Canada không chấp thuận dẫn độ đến quốc gia mà nghi phạm có thể đối mặt với án tử hình. Thậm chí, năm 2001, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã phải gửi một ghi chú ngoại giao cam kết không xử tử Lai với Thủ tướng Canada khi đó là Jean Chértien.

Nhưng việc dẫn độ vẫn gặp phải rắc rối khi luật sư của Lai không yên tâm về những gì chính quyền Trung Quốc có thể làm với thân chủ của mình. Trước đó, anh trai Lai và kế toán của hắn tại tập đoàn Yuanhua đã không bị kết án tử hình nhưng lại chết rất bí ẩn khi đang thụ án trong tù.

Sau nhiều khó khăn, cuối cùng đến tháng 7/2011, tòa án liên bang tại Vancouver đã từ chối xem Lai là một người tị nạn và trục xuất khỏi Canada. Lai bị bắt và đến tháng 5/2012 thì bị kết án chung thân, đảm bảo đúng lời lứa của chính quyền Trung Quốc với Canada khi đưa ra yêu cầu dẫn độ Lai về nước để xét xử.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

Hà Giang Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đêm 26/4, địa phương này ghi nhận có vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực rừng Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 10ha.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm