| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc bỏ dần chính sách trợ giá nông nghiệp

Thứ Sáu 01/06/2018 , 10:30 (GMT+7)

Chính phủ Trung Quốc đang khép lại chính sách trợ giá ngũ cốc cho nông dân, vốn kéo dài một thập kỷ qua, nhằm mục tiêu điều tiết giá theo cơ chế thị trường.

Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc đang hướng tới cơ chế thị trường, sau một thập kỷ có sự hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước với nông sản, cây bút Tristan Kenderdine của tờ Asia&Pacific Policy Society, nhận định.
 

Chuyển hướng

Trung Quốc chuyển hướng hỗ trợ nông dân từ trực tiếp sang gián tiếp bằng hai biện pháp: phát triển bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân, và phát triển thị trường để đảm bảo đầu ra.

17-04-53_1
Nông dân Trung Quốc

Các nhà hoạch định chính sách mới, mang tên “Bảo hiểm và tương lai”, đang được triển khai tại Trung Quốc, dành cho ngũ cốc và các loại hạt chứa tinh dầu. Cùng với việc kết thúc chính sách bao cấp nông sản, Trung Quốc bắt đầu mở cửa cho ngành công nghiệp chế biến nông sản nhập khẩu.

Trung Quốc đang thực hiện bốn cải cách mang tính hệ thống để hiện thực hóa chính sách trên, đó là: nâng cấp nông nghiệp - công nghiệp, tín dụng nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp và thiết lập giá cả hàng hóa nông nghiệp trong tương lai, điều được coi là sự mong chờ lớn nhất của nông dân.

Quốc gia hơn tỷ dân không hoàn toàn bãi bỏ bao cấp với nông nghiệp. Đối với việc nâng cấp nông nghiệp - công nghiệp, nhà nước vẫn trợ giá, bởi thực tế cho thấy tín dụng nông nghiệp là điều khó mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Thay vào đó, Trung Quốc được cho là sẽ chuyển dần chính sách sang bảo hiểm nông nghiệp, vốn đang được thí điểm, và được kỳ vọng sẽ thành yếu tố chủ đạo trong tương lai.

Thay vì mua ngũ cốc trực tiếp từ nông dân, Trung Quốc đang thử nghiệm chính sách bảo hiểm cây trồng.
 

Thiết lập giá

Cơ chế giá mục tiêu, được lập ra nhằm định hướng nông nghiệp phát triển theo hướng hợp đồng cân đối cung - cầu, trao đổi hàng hóa. Giá mục tiêu, hay giá sàn, sẽ là nền tảng cho việc định giá một mặt hàng nào đó, ví dụ như ngô. Mỗi tỉnh có thể có giá khác nhau cho một loại nông sản, dựa trên giá sàn.

Tuy nhiên, giới phân tích kinh tế cho rằng Trung Quốc cần đồng thời nâng cấp các định chế tài chính liên quan để có một “thị trường toàn diện”, đáng tin cậy cho người mua và người bán.

17-04-53_2
Lão nông Trung Quốc thư giãn bên đồng ruộng

Các định chế này, thậm chí cả một số tổ chức có liên quan nông nghiệp, từ lâu bị coi là “trống rỗng”, được kỳ vọng trở thành các đại lý kinh doanh hiệu quả trong mô hình mới. Việc này, có thể sẽ khiến Bắc Kinh mất nhiều năm để hiện thực hóa.

Chính quyền Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ phát triển các sàn giao dịch nông nghiệp trong tương lai để thu hút chuyển giao kỹ thuật, nhân tài, và các định chế hiệu quả từ nước ngoài. Trên mặt trận quốc tế, việc Trung Quốc mở cửa nhập khẩu, không có nghĩa là nước này “mở” hoàn toàn với thị trường nước ngoài. Chính sách nhập khẩu của Trung Quốc, đối với thị trường châu Á - Thái Bình Dương, được xem là khác biệt so với chính sách với thị trường Ấn Độ Dương. Cây bút Kenderdine cho rằng Trung Quốc có chính sách không giống nhau giữa nhập khẩu hạt có dầu từ các quốc gia Trung Á, cá châu Phi, so với hạt cải và đậu tương từ thị trường Bắc Mỹ.

Với thị trường hơn một tỷ dân, Trung Quốc kỳ vọng chính sách nhập khẩu này sẽ tạo đòn bẩy với giá cả nhiều loại nông sản. Cụ thể, nước này đang mở rộng các cảng Đại Liên và Trịnh Châu, để thu hút nông sản nhập khẩu.

Trong tương lai, giới phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ dịch chuyển dần nhập khẩu nông sản từ châu Á - Thái Bình Dương sang các quốc gia ven Ấn Độ Dương. Đó cũng là một cách Trung Quốc làm giảm áp lực trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, khởi đầu từ các động thái cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.

Nông sản Việt Nam là mặt hàng được ưa thích ở Trung Quốc

Theo tính toán của giới kinh doanh nông sản Trung Quốc, các mặt hàng như xoài, thanh long Việt Nam chỉ cần 36 tiếng để từ vườn cây tới chợ, siêu thị ở Trung Quốc. Đây là thống kê hồi năm 2015 của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hiện tại thời gian có thể rút ngắn hơn.

Hồi giữa tháng 5, ông Tô Đức Mạo (Su De Mao), Hội trưởng Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả China - Asean Bằng Tường, cho biết nước này có nhu cầu lớn với 3 loại hoa quả Việt Nam là thanh long, dưa hấu và xoài.

Ông Tô nói Trung Quốc cũng có dưa hấu, mùa thu hoạch từ tháng 5 tới tháng 8, trong khi mùa thu hoạch ở Việt Nam từ tháng 11 đến tháng 5. “Khi trái mùa, dưa hấu Việt Nam có nhiều lợi thế khi giành thị phần ở Trung Quốc. Tôi cho rằng vấn đề là ở chỗ thời điểm, và cách nông dân Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm”, ông Tô nói.

Doanh nhân Trung Quốc này cũng loại bỏ yếu tố tiểu ngạch gây ảnh hưởng giá cả trên thị trường, với lý do hoa quả tiểu ngạch vào Trung Quốc từ phía Việt Nam hiện chỉ còn 20%, còn lại là đường chính ngạch.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Bình luận mới nhất