| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc “chảy máu” nhà giàu: Làn sóng di cư

Thứ Ba 19/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Ô nhiễm môi trường, thực phẩm “bẩn”, giáo dục kém, sự lo ngại về an ninh… là những nguyên nhân khiến nhà giàu Trung Quốc tìm cách rời bỏ tổ quốc, theo một số cuộc thăm dò.

Theo tạp chí Fortune (Mỹ), đầu năm 2014, Cty chuyên thu thập dữ liệu liên quan đến giới giàu có ở Trung Quốc thông báo rằng hơn 60% số người được hỏi hoặc đã chuyển đến sống ở nước khác, hoặc đang cân nhắc việc này.

Nhưng câu hỏi đặt ra cho Cty Hurun, xuất bản hằng năm danh sách những người giàu nhất Trung Quốc (danh sách Hurun), là vì sao nhà giàu lại muốn ra đi? Có phải chỉ vì môi trường ngày càng ô nhiễm hay là lo âu về tình hình chính trị - xã hội, hay vì điều gì khác?

Những câu hỏi này cứ đeo đẳng Rupert Hoogewerf, người sáng lập Hurun. Nếu xét ở thời điểm này, ông Hoogewerf cho rằng vấn đề ô nhiễm môi trường và mong muốn đưa một phần tài sản ra nước ngoài đã khiến nhà giàu Trung Quốc muốn đến Mỹ, Canada và Australia, ba điểm đến ưa thích nhất của họ.

Cảm giác bất an

Nhưng để chắc chắn, Rupert Hoogewerf tiến hành một cuộc điều tra, được công bố vào ngày 5/6 vừa rồi. Hurun đã phối hợp với nhóm tư vấn của hãng Visas để tham vấn 141 người Trung Quốc giàu có về chuyện di cư và câu hỏi họ sẽ chuyển tiền tới đâu.

Những nhà điều tra phát hiện ra rằng có ba yếu tố dẫn đến việc di cư khỏi Trung Quốc của giới nhà giàu nước này: Thứ nhất, người ta muốn con cái có cơ hội giáo dục tốt hơn. Thứ hai là sự mệt mỏi với nạn ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn ở Trung Quốc; lo ngại về thực phẩm “bẩn”, nhiễm hóa chất độc hại. “Ai cũng kể ra với chúng tôi những lý do như thế”, Hoogewerf nói.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là 2/3 số người đã ra nước ngoài hoặc đang cân nhắc việc ra đi đều tính chuyện từ bỏ quốc tịch Trung Quốc.

Cty Hurun cũng đưa ra những kết quả thú vị khác. Theo họ, người giàu Trung Quốc trung bình đầu tư 16% tiền bạc ra nước ngoài. Kênh đầu tư phổ biến nhất là bất động sản ở Mỹ. Los Angeles là thành phố đứng đầu trong bảng lựa chọn đầu tư bất động sản của người Trung Quốc, sau đó là San Francisco và New York. Tiếp đến là Vancouver (Canada).

Những người được hỏi đều có tài sản lớn hơn 1 triệu USD và trung bình là 7 triệu USD.

Trước khi Hurun tung ra những thông tin nói trên vài tháng, tờ The Atlantic dẫn nguồn từ mạng Sina của Trung Quốc cho hay trong năm 2011, hơn 150.000 người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, hầu hết là người giàu có hoặc có học vấn cao.

The Atlantic cũng dẫn nguồn báo cáo của Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc nói rằng, trong số các doanh nhân ở Đại lục có tài sản trên 100 triệu Nhân dân tệ (khoảng 16 triệu USD), 27% đã di cư, 47% đang cân nhắc chuyện ra đi. Không chỉ có doanh nhân ở những thành phố giàu có của Trung Quốc tính chuyện ra đi, ngay cả những người giàu ở những thành phố cấp thấp hơn như Đại Liên hay Trùng Khánh cũng đang “tìm đường”.

Đây không phải là lần đầu tiên người ta chứng kiến làn sóng ra đi của người Trung Quốc. Ngay từ những thời kỳ đầu cải tổ và mở cửa trong những năm cuối của thập kỷ 70 thế kỷ trước, đã có một số người Trung Quốc rời bỏ đất nước. Cuối những năm 80, bắt đầu làn sóng ly hương thứ hai, hầu hết là du học sinh và điểm đến đa phần là Đài Loan, Hong Kong và một số nước châu Á khác.

Ren Zhiqiang, một nhà tài phiệt ngành bất động sản nổi tiếng Trung Quốc cho rằng, có nhiều lý do cho việc di cư, nhưng lý do lớn nhất là cảm giác về sự an toàn. An toàn trong đời sống, an toàn về tài sản, thức ăn, không khí, giáo dục, và các quyền con người. Cảm giác bất an là lý do lớn nhất.

“Quan chức khỏa thân”

Đó là cụm từ mà báo chí Trung Quốc ám chỉ một số quan chức coi việc đưa gia đình ra nước ngoài, cũng là cách thuận tiện để chuyển tiền bạc ra khỏi Trung Quốc và cũng là điều kiện để nhanh chóng chạy ra nước ngoài khi “có biến”, ví dụ bị điều tra tham nhũng chẳng hạn.

Khi đã đến được Mỹ hoặc Canada, những người này có thể đăng ký thủ tục đầu tư hoặc nhập cư, đoàn tụ gia đình.

Tờ Epoch Times dẫn nguồn Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói, trong năm 2011, có ít nhất 4.000 quan chức tham nhũng chạy khỏi Trung Quốc. Những người này mang theo 50 tỷ USD, tức là trung bình mỗi người mang 16 triệu USD ra nước ngoài, theo Ủy ban Giám sát kỷ luật Trung ương, thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hồi cuối năm 2011, đầu năm 2012, một cuộc tranh luận đã nổ ra trên báo chí và mạng xã hội Trung Quốc sau khi tờ Nhân dân nhật báo cho đăng một ý kiến có tựa đề “Chúng ta cần ngăn cản người giàu ra đi”.

Bài báo đề xuất một khoản thuế tạm gọi là “thuế ra đi” đánh vào những người giàu có muốn di cư ra nước ngoài. Nhiều dân mạng Trung Quốc đồng ý với đề xuất này, cho rằng biện pháp đề xuất sẽ làm lợi cho đa số người dân, giảm chảy máu tư bản.

Một người còn viết: “Khi bạn có tiền và có quyền, bạn không còn lòng yêu nước. Hãy nghĩ xem, tiền và quyền từ đầu mà có? Bọn chúng (những người muốn ra đi) đúng là Hán gian trong thời bình”.

Tuy nhiên cũng có những người mang suy nghĩ khác. Một người viết trên mạng Weibo: “Di cư có mặt tốt mặt xấu. Và di cư đâu có nghĩa là bạn không yêu nước? Cộng đồng di cư chẳng làm lợi cho Trung Quốc về một số mặt đó sao? Chẳng phải đầu tư của Hoa kiều về nước giúp tăng trưởng của Đại lục ở mức cao đó sao? Hoa kiều không thể trở thành nhân tố tiềm ẩn thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc sao? Thậm chí về khoản này, Mỹ không thể bằng Trung Quốc”.

Những điểm đến ưa thích nhất

Mỹ: 52%

Canada: 21%

Australia: 9%

Châu Âu: 7%

New Zealand: 4%

Singapore: 3%

Hong Kong: 2%

Nhật Bản: 1%

(Nguồn: Hurun và nhóm tư vấn Visas)

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm