| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc chuẩn bị kịch bản chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên?

Thứ Tư 17/01/2018 , 19:36 (GMT+7)

Trung Quốc được cho là tìm mọi cách để ngăn cản bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực quân sự đối với Triều Tiên.

Song nhà phân tích Katsuji Nakazawa của báo Nikkei (Nhật Bản) nhận định, khó có thể ngăn cản Tổng thống Donald Trump nếu nhà lãnh đạo Mỹ muốn sử dụng phương án quân sự với Bình Nhưỡng.

Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) khảo sát lực lượng quân đội ngày 3/1 (Ảnh: Kyodo)

Xuất hiện trong bộ quân phục trong tiết trời giá lạnh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra lời kêu gọi “Đừng sợ hãi cái chết” trước 7.000 binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại căn cứ huấn luyện ở tỉnh Hà Bắc hôm 3/1. Với tên gọi “Lễ huy động tổng lực”, đây là cuộc tập hợp quân sự quy mô lớn đầu tiên với sự tham gia của tất cả các quân chủng Hải quân, Không quân, Lục quân và Tên lửa của Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình, với vai trò là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi tất cả binh sĩ vào vị trí sẵn sàng. Bài phát biểu của ông được truyền hình trực tiếp và phát sóng tới hơn 4.000 địa điểm. Theo mô tả của Nikkei, bầu không khí rất căng thẳng.

Cũng theo Nikkei, mặc dù mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang có xu hướng ấm dần lên và hai nước đã tiến hành các cuộc gặp mặt đầu tiên sau hơn 2 năm đóng băng quan hệ, song Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Nếu Triều Tiên không từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này, Mỹ có thể sẽ hành động sớm hơn. Một nguồn tin nói với Nikkei rằng “ngày đó có thể đến sau Thế vận hội mùa Đông tại Pyeongchang, Hàn Quốc” với thời điểm bế mạc dự kiến vào ngày 25/2.
 

Tiếp cận bằng đường biển

Các lực lượng thuộc quân đội Trung Quốc tham gia cuộc huy động quân sự quy mô lớn ngày 3/1. (Ảnh: Kyodo)

Trung Quốc được cho là tìm mọi cách để ngăn cản bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực quân sự đối với Triều Tiên, song nhà phân tích Katsuji Nakazawa của báo Nikkei (Nhật Bản) nhận định, khó có thể ngăn cản Tổng thống Donald Trump nếu nhà lãnh đạo Mỹ muốn sử dụng phương án quân sự với Bình Nhưỡng.

Do vậy, Trung Quốc cần chuẩn bị cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào có thể xảy ra với Triều Tiên - quốc gia láng giềng và là đồng minh thân cận của Bắc Kinh từ nhiều năm nay. Các tình huống đó có thể tấn công bất ngờ nhằm vào ban lãnh đạo Triều Tiên, hoặc chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng nhằm làm tê liệt quân đội Triều Tiên.

Một cuộc đối đầu trực diện giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được né tránh bằng mọi giá. Chủ tịch Tập Cận Bình biết rằng quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể giành phần thắng trong cuộc đối đầu này. Tuy nhiên, nếu các lực lượng Mỹ tấn công Triều Tiên, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng chính quân đội của mình để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh Triều Tiên, nhiều nhà quan sát dự đoán Trung Quốc sẽ triển khai các binh sĩ tham chiến từ phía đông bắc nước này và băng qua sông Áp Lục - biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Đây cũng chính là chiến thuật mà Trung Quốc từng sử dụng trong cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953).

Tuy nhiên, đây vẫn không phải là tuyến đường phù hợp để quân Trung Quốc tiến vào thủ đô Bình Nhưỡng - nơi được coi là “trái tim” của Triều Tiên và ở cách xa sông Áp Lục. Trong trường hợp này, Bắc Kinh có thể dựa vào lịch sử và “bổn cũ soạn lại”.

Khi chiến tranh liên Triều bắt đầu nổ ra vào năm 1950, quân đội Triều Tiên đã ngay lập tức giành thế “thượng phong” khi đẩy lùi các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu quay trở lại thành phố Busan ở phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Sau khi tập hợp lại, các lực lượng Liên Hợp Quốc đã đổ bộ bất ngờ vào cảng chiến lược Incheon ở bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên dưới sự chỉ huy của Tướng Douglas MacArthur. Cuộc đổ bộ liều lĩnh này sau đó đã mang lại thành công vang dội cho các lực lượng Liên Hợp Quốc, giúp lực lượng này tái chiếm thủ đô Seoul. Ngày nay, Incheon trở thành một trong những trung tâm vận tải quan trọng nhất tại châu Á và là nơi Hàn Quốc đặt sân bay quốc tế chính của nước này. Nếu Mỹ tấn công Triều Tiên ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc có thể sử dụng đúng tuyến đường mà Tướng MacArthur từng lựa chọn cách đây 68 năm.

Bình Nhưỡng nằm ngay trong phần đất liền của bờ biển phía tây Triều Tiên. Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình nhìn lại lịch sử, ông có thể thấy rõ những ví dụ điển hình về những lần Trung Quốc tìm cách đưa quân tới bờ biển phía tây của bán đảo Triều Tiên. Ngay cả khi quân đội Trung Quốc không trực tiếp đối đầu với các đối tác của Mỹ, họ cũng có thể thiết lập một chỗ đứng gần thủ đô của Triều Tiên.
 

Thủy quân lục chiến Trung Quốc

Thủy quân lục chiến Trung Quốc diễn tập quân sự (Ảnh: Reuters)

Trong chiến tranh hiện đại, thủy quân lục chiến mới là lực lượng xử lý các khu vực trọng yếu trên biển. Trong trường hợp Mỹ tấn công Triều Tiên, Trung Quốc có thể tiếp cận các khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng một cách nhanh chóng nếu nước này sử dụng thủy quân lục chiến. Vốn sao chép nhiều đặc điểm của thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Trung Quốc có thể sử dụng tàu đổ bộ để triển khai các binh sĩ cũng như các loại xe đổ bộ vào bờ biển bán đảo Triều Tiên.

Ngay trong đợt huy động quân sự hôm 3/1, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng tập trung đưa tin về một lực lượng của PLA, đó chính là thủy quân lục chiến. Thậm chí, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đề cập tới lực lượng này.

Mặc dù thủy quân lục chiến Trung Quốc đóng trụ sở ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông - nơi cách khá xa bán đảo Triều Tiên, song các cuộc tập trận huấn luyện của lực lượng này lại diễn ra tại bán đảo Sơn Đông, nằm trên biển Hoàng Hải ngay cạnh bán đảo Triều Tiên.

Bán đảo Sơn Đông là trung tâm hải quân quan trọng và cũng là nơi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc neo đậu. Hồi đầu tháng 12, thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tham gia các cuộc diễn tập huấn luyện tại nhiều cảng quân sự trên bán đảo Sơn Đông.

Cầu Hữu Nghị nằm ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc bắc qua sông Áp Lục. (Ảnh: Reuters)

Nếu Trung Quốc muốn đưa quân vào bán đảo Triều Tiên bằng cả đường bộ và đường biển, hai nhóm quân này sẽ thực hiện hai sứ mệnh khác nhau. Lực lượng bộ binh sẽ vượt qua sông Áp Lục và tiến thẳng về khu vực Punggye-ri tại Triều Tiên, nơi cách biên giới đường biên giới chung khoảng 100 km, để Trung Quốc có thể kiểm soát bãi thử hạt nhân này.

Các cơ sở quân sự chính của Triều Tiên đều nằm gần biên giới với Trung Quốc và ít có khả năng bị các lực lượng quân đội Mỹ tấn công. Rốt cuộc, Mỹ vẫn phải dè chừng nếu muốn tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở quân sự này vì điều đó có thể ảnh hưởng tới vùng biên giới của Trung Quốc và khơi mào cho cuộc chiến tranh Trung - Mỹ.

Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, Cát Lâm Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ở tỉnh Cát Lâm giáp biên giới Triều Tiên, từng đăng tải bài viết cảnh báo người dân về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. Các động thái chuẩn bị ở một loạt khu vực giáp biên giới Triều Tiên như Cát Lâm, Liêu Ninh hay bán đảo Sơn Đông, là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã lên sẵn các phương án đề phòng chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

(Theo Nikkei, Dân trí)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm