| Hotline: 0983.970.780

'Trung Quốc đang xâm lược bằng tàu cá'

Thứ Sáu 03/08/2012 , 08:50 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, việc Trung Quốc "xua" 23.000 tàu cá xuống Biển Đông là hành động dùng ngư dân để xâm lược vùng biển của nước khác.

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, việc Trung Quốc "xua" 23.000 tàu cá xuống Biển Đông là hành động dùng ngư dân để xâm lược vùng biển của nước khác.

>> THX chính thức thông báo 9000 tàu cá ra Biển Đông

Nhật báo Trung Quốc ngày 2/8 cho biết hơn 14.000 tàu cá đăng ký tại tỉnh Quảng Đông xuất phát đến Biển Đông từ ngày 1/8 để đánh bắt. Tại tỉnh Hải Nam, khoảng 9.000 tàu cá cùng hơn 35.600 ngư dân đã ra đánh bắt tại biển Đông sau khi lệnh cấm hết hạn. Lệnh cấm này áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8, trên các vùng nước mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Trước thông tin này, ông Nguyễn Việt Thắng cho hay, ngày 2/8, Hội nghề cá Việt Nam có văn bản phản đối. Hiện, Hội đang theo dõi sát thông tin vì các tàu cá này cũng vừa mới xuất phát. Theo ông Thắng, trong hoạt động đánh bắt bình thường, không bao giờ có chuyện cùng lúc hàng chục nghìn tàu cá ra khơi cùng lúc, dù từ trước tới nay, các tàu Trung Quốc đã khai thác ở Biển Đông.


Các tàu cá của tỉnh Hải Nam chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Hndaily.

"Nếu vì mục đích đánh bắt, hơn 20.000 tàu đi chắc chắn không hiệu quả. Hành động xua tàu cá tiến xuống Biển Đông chẳng khác nào dùng ngư dân để xâm lược vùng biển của nước khác, uy hiếp, đe dọa các quốc gia khác", ông Thắng nói.

Theo Hội nghề cá, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam cần theo dõi hoạt động của tàu cá Trung Quốc, nếu các tàu này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế mà không xin phép thì cần phải ngăn chặn, đuổi ra ngoài. Bên cạnh đó, Hội cũng tiếp tục phát đi thông báo đối với ngư dân Việt Nam, động viên ngư dân kiên quyết bám biển, giữ ngư trường; thông qua đó, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Ngày 1/8, Hải Nam Nhật báo dẫn nguồn Sở Ngư nghiệp và Hải dương tỉnh Hải Nam cho biết tỉnh này sẽ mở rộng phạm vi khai thác nghề cá trong khu vực của cái gọi là "ngư trường Tam Sa", hướng dẫn ngư dân đóng tàu lớn hơn, ra vùng nước sâu hơn ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”.

Trong khi đó, theo số liệu năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam có hơn 126.000 tàu cá. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25.000 (xấp xỉ 20%) tàu có khả năng đánh bắt xa bờ.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhộn nhịp trên công trình hệ thống kênh mương Hồ Ea H'leo 1

Hàng trăm công nhân cùng máy móc đang tập trung hoàn thiện hệ thống kênh mương Hồ Ea H'leo 1 theo tiến độ của chủ đầu tư đưa ra.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.