| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc kêu gọi thêm vốn tư nhân bảo tồn biển

Thứ Tư 13/09/2023 , 16:38 (GMT+7)

Các chuyên gia Trung Quốc kêu gọi chính sách nhiều hơn để thu hút vốn tư nhân vào bảo tồn biển, khi đất nước đang đẩy mạnh sửa chữa môi trường biển bị hư hại.

Yu Yonghai, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Giám sát môi trường biển Quốc gia, cho biết, nước này phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong việc bảo tồn môi trường biển.

Cụ thể, khoảng 70% bờ biển cát và hầu hết các bãi triều bùn ở các vùng biển khơi ở Trung Quốc đã bị xói mòn, đây là những yếu tố chính dẫn đến suy thoái hệ sinh thái ven biển của nước này.

Một nhiếp ảnh gia bơi cạnh san hô ở trang trại biển đảo Wuzhizhou ở Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Một nhiếp ảnh gia bơi cạnh san hô ở trang trại biển đảo Wuzhizhou ở Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Yu cho biết thêm, sự phát triển mạnh mẽ ở các khu vực ngoài khơi đã làm suy giảm mạnh các vùng đất ngập nước ven biển và bờ biển tự nhiên, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống của một số sinh vật biển quan trọng.

Từ năm 2002 đến năm 2018, tổng cộng 275.000ha đất đã được khai hoang từ biển để phát triển công nghiệp và xây dựng cảng, thị trấn. Diện tích đất ngập nước ven biển của Trung Quốc đã giảm khoảng 57% từ những năm 1950.

Điều này đã làm hư hại một số môi trường sống quan trọng và sự kết nối giữa đất liền và biển, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học.

Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp nhằm tăng cường bảo tồn sinh thái ven biển kể từ đầu thiên niên kỷ mới. Chẳng hạn, từ năm 2016 đến 2017, nước này đã đầu tư gần 5,7 tỷ nhân dân tệ (776 triệu USD) vào một chiến dịch khắc phục hậu quả nhắm vào các khu vực vùng vịnh. Khoảng 270km bờ biển, 130ha bãi biển đầy cát và 5.000ha đất ngập nước ven biển đã được phục hồi.

Tuy nhiên, ông cho biết, các chương trình khắc phục hậu quả biển còn rất phân tán và công việc vẫn chưa được thực hiện có hệ thống và toàn diện.

Diện tích rừng ngập mặn ở Trung Quốc đã giảm xuống còn khoảng 22.000ha vào năm 2001, so với 42.000ha vào những năm 1950. Bất chấp những nỗ lực của đất nước trong công tác canh tác nhân tạo và khắc phục hậu quả, diện tích rừng ngập mặn từ đó đến nay chỉ tăng lên khoảng 27.000ha.

Các chương trình xử lý biển ở nhiều khu vực phụ thuộc nhiều vào đầu tư của Chính phủ. Với ít vốn tư nhân tham gia, tổng mức đầu tư cho công tác xử lý rác thải biển vẫn còn rất hạn chế.

Bên cạnh việc đưa ra cơ chế đền bù cho những nỗ lực bảo tồn biển, Yu cho biết ông mong muốn Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp hơn để mở rộng các kênh tài chính cho những nỗ lực đó. Trong khi khuyến khích các viện tài chính tham gia nhiều hơn vào các chương trình xử lý biển, Chính phủ cũng nên cố gắng tìm ra những cách khả thi để huy động sự tham gia của vốn tư nhân.

Wang Guan, nhà nghiên cứu Viện Khoa học Môi trường Nam Trung Quốc đề xuất, nguồn quỹ hiện tại dành cho bảo tồn biển của Trung Quốc không đủ để giải quyết các vấn đề môi trường biển. Do đó, cần phát triển theo định hướng môi trường sinh thái có tiềm năng giúp giải quyết vấn đề.

Môi trường sinh thái tích hợp các chương trình kinh doanh sinh lợi với các dự án môi trường mang lại ít lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh sinh lời sẽ được đầu tư vào các chương trình môi trường nhằm đạt được sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ.

Tổng cộng có 52 thành phố cấp tỉnh ven biển trên cả nước đã chứng kiến nền kinh tế biển bùng nổ trong 10 năm qua. Wang cho biết, nền kinh tế biển hiện chiếm khoảng 9% tổng GDP của họ. Những thành phố này cần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường bảo tồn tại 283 khu vực vịnh của họ, điều này sẽ mang lại nền tảng vững chắc để thực hiện phát triển theo định hướng môi trường sinh thái.

(Theo Chinadaily)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.