| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc 'vét sạch' thanh long

Thứ Sáu 06/03/2020 , 08:54 (GMT+7)

Nhu cầu tiêu thụ thanh long từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh thu mua, tuy nhiên nguồn cung rất khan hiếm.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh thu mua thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Kim Sơ.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh thu mua thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Biện Tấn Tài, PGĐ Sở Công thương Bình Thuận cho biết, từ khi các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thông quan trở lại, giá thanh long Bình Thuận được thu mua ổn định.

Hiện nguồn cung thanh long để xuất khẩu rất khan hiếm. Giá thanh long ruột trắng đã lên khoảng 19.000 đ/kg tại vườn (loại đẹp), tăng từ 13-15 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 2 vừa qua.

Ông Đỗ Văn Dũng, Giám đốc Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ XNK Bé Dũng, xã Mương Mán (Hàm Thuận Nam), một đơn vị chuyên thu mua thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc, cho biết, nguyên nhân giá thanh long tăng bên cạnh nguồn cung khan hiếm, thì nhu cầu tiêu thụ trái thanh long từ thị trường Trung Quốc cũng đang tăng dần. Các doanh nghiệp hiện săn hàng khắp nơi nhưng nguồn cung không dồi dào.

Như doanh nghiệp của ông Dũng, để có thanh long đáp ứng cho thị trường Trung Quốc, bên cạnh kết nối với các thương lái thu mua, doanh nghiệp còn xuống tận nhà vườn để thu mua. Tuy nhiên phải mất 2 - 3 ngày doanh nghiệp mới mua đủ số lượng một công hàng (20 tấn).

Tương tự, Công ty TNHH XNK Nông sản Nguyên Thuận, thôn Liêm Thái, xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc) hiện cung đang đẩy mạnh thu mua thanh long để đáp ứng nhu cầu của đối tác.

Bà Phạm Thị Xinh, Giám đốc Công ty TNHH XNK Nông sản Nguyên Thuận, cho biết, hiện tình hình thu mua, xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc tương đối ổn định. Các đối tác phía Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp thu mua bình thường.

Và thời điểm này, doanh nghiệp thu mua số lượng thanh long bao nhiêu thì đối tác phía Trung Quốc nhận hàng bấy nhiêu. Song, lượng thanh long doanh nghiệp thu mua chỉ được từ 30 - 70 tấn/ngày.

Nguồn cung thanh long hiện nay trên địa Bình Thuận đang khan hiếm. Ảnh: Kim Sơ.

Nguồn cung thanh long hiện nay trên địa Bình Thuận đang khan hiếm. Ảnh: Kim Sơ.

Còn cơ sở thu mua thanh long Châu Hải Thịnh, xã Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc) trung bình mỗi ngày thu mua khắp huyện cũng chỉ được từ 40 – 60 tấn. 

Đại diện cơ sở cho biết, hiện thanh long loại đẹp rất ít. Hầu hết thanh long đợt này bị nắng hạn nên trái nhỏ. Vì vậy, cơ sở rất khó đáp ứng nhu cầu từ đối tác phía Trung Quốc, là thu mua laoị trái to với giá cao. 

Theo các doanh nghiệp, trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thanh long từ thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên, nếu dịch bệnh Covid – 19 phía nước bạn được kiểm soát. Khi đó, các chợ sẽ đồng loạt hoạt động trở lại và nhu tiêu thụ về các mặt hàng nông sản nói chung và thanh long nói riêng sẽ tăng cao.

Bình Thuận có gần 30.000 ha thanh long, sản lượng thu hoạch khoảng 600.000 tấn/năm. Hiện thanh long Bình Thuận chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, chiếm từ 70 - 80% tổng sản lượng. Theo Sở Công thương Bình Thuận, dự kiến sản lượng thanh long Bình Thuận sẽ thu hoạch trong tháng 3/2020 khoảng 54.090 tấn, trong đó sản xuất VietGAP 18.030 tấn và GlobalGAP khoảng 1.858 tấn, còn lại là sản lượng thanh long sản xuất bình thường.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm