| Hotline: 0983.970.780

Trưởng BQL dự án 661 đề xuất bán rừng sai quy định

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:51 (GMT+7)

Dư luận rất ủng hộ việc làm kịp thời của Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường, khi đã huỷ kết quả mà trước đó Ủy ban nhân dân tỉnh này đã đồng ý cho Cty TNHH MTV Trường Anh (gọi tắt Cty Trường Anh) được phép khai thác hơn 340 ha rừng dự án 661...

Dư luận rất ủng hộ việc làm kịp thời của Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường, khi đã huỷ kết quả mà trước đó Ủy ban nhân dân tỉnh này đã đồng ý cho Cty TNHH MTV Trường Anh (gọi tắt Cty Trường Anh) được phép khai thác hơn 340 ha rừng dự án 661 tại tiểu khu 591 thuộc xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, nhưng không cần thông qua đấu thầu.

Việc hủy này được diễn ra sau khi ông Nguyễn Đức Cường kiểm tra lại trình tự sự việc và phát hiện bộ phận tham mưu bên dưới có nhiều thiếu sót nên các doanh nghiệp bức xúc gửi đơn khiếu nại.

Theo điều tra của phóng viên, để xảy ra vụ việc trên bắt đầu từ một đề xuất của ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng phòng NN-PTNT, kiêm Trưởng Ban quản lý dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cấp huyện) Nam Bến Hải của huyện Gio Linh. Vì sao ông Thành lại xem thường pháp luật như vậy?

Cty Trường Anh được tỉnh Quảng Trị cho thuê hơn 340 ha đất rừng tại tiểu khu 591 thuộc xã Linh Thượng, huyện Gio Linh để trồng cao su. Nhưng trên diện tích đất này đang có rừng tràm, là rừng dự án được hình thành từ nguồn vốn Nhà nước. Chủ đầu tư của diện tích rừng trên là Ban quản lý dự án 661 Nam Bến Hải của huyện Gio Linh, do ông Nguyễn Văn Thành làm trưởng ban.

Với tư cách là trưởng ban, ngày 15/2, ông Ngyễn Văn Thành ký công văn số 01/CV-BQL đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị cho phép Cty Trường Anh được khai thác rừng kết hợp trồng cao su trên diện tích đất được cấp. Trong công văn này, ông Thành viện dẫn vào Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2009 của Bộ NN-PTNT về hướng dẫn trồng cao su trên đất nông nghiệp để đề xuất. Trong nội dung Thông tư 58 ở phần đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách hay viện trợ, chỉ rõ: “UBND tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để lựa chọn đơn vị có chức năng hoặc giao cho chủ rừng, chủ đầu tư trồng cao su để khai thác tận dụng lâm sản, nhưng phải thực hiện đúng quy định của nhà nước...".

Vậy việc bán rừng dự án hình thành từ vốn Nhà nước được quy định như thế nào? Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC (giữa Bộ Kế hoạch Đầu tư - Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính) ra ngày 23/6/2008 hướng dẫn thực hiện QĐ 147/2007/QĐ-TTg của TTCP ra ngày 10/9/2007, về việc phát triển rừng sản xuất, chỉ rõ: Việc khai thác và bán gỗ thuộc các diện tích rừng trước đây hình thành bằng nguồn vốn của Chương trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sau khi được phê duyệt quy hoạch là rừng sản xuất thì phải thông qua hình thức đấu giá theo quy định hiện hành. Tổ chức quốc doanh đang được giao quản lý rừng tự quyết định thời điểm khai thác, lập hồ sơ đấu giá diện tích rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức bán đấu giá công khai.

Quy định rõ ràng như vậy, nhưng vì sao ông Nguyễn Văn Thành lại ưu ái Cty Trường Anh đến vậy. Ông Thành làm việc này có vì một sức ép nào không?

Tại thời điểm đó, không chỉ một mình Cty Trường Anh nộp đơn xin nhận thầu khai thác rừng, ít nhất đến có 3 Cty cùng đã nộp đơn lên Ban quản lý dự án 661 Nam Bến Hải và UBND tỉnh Quảng Trị để xin nhận thầu khai rừng song chỉ mình Cty Trường Anh được chọn. Cũng là doanh nghiệp nhưng ông Thành lại ưu ái quá trớn cho Cty Trường Anh mà coi thường phép nước. Chủ doanh nghiệp Quang Vinh - một trong những doanh nghiệp nộp đơn xin mua diện tích rừng trên, nhưng không được chọn, cho biết: “Ngay sau khi Cty Trường Anh được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho khai thác rừng, tôi bất bình đã gửi đơn lên các cấp đề nghị làm rõ vụ việc. Sau đó ông Nguyễn Văn Thành cùng một người nữa đến gặp tôi mời đi ăn sáng và đề nghị tôi đến gặp Cty Trường Anh để thương lượng mua lại rừng, nhưng tôi không đồng ý. Tại sao ông Thành cùng người ấy lại đi kêu doanh nghiệp để bán rừng giúp cho Cty Trường Anh?”.

Vậy, sau ông Nguyễn Văn Thành còn ai nữa? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những nội dung liên quan về vụ việc này.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên cố hóa kênh mương để phát huy hệ thống thủy lợi

Nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm