| Hotline: 0983.970.780

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ: 50 năm xây dựng và phát triển

Thứ Năm 07/11/2019 , 09:00 (GMT+7)

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, tiền thân là Trường Công nhân Cơ khí Nông trường, được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1969 của Bộ Nông trường (nay là Bộ NN-PTNT).

09-29-57_nh_1_truong_co_dng_co_dien_v_nong_nghiep_nm_bo
Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ.

Trong suốt chặng đường đã qua, có nhiều thuận lợi và khó khăn. Song, dưới sự quan tâm lãnh đạo toàn diện của Bộ, sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, viên chức nhà trường. Đến nay, nhà trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ với cơ sở vật chất khá khang trang, đội ngũ cán bộ, viên chức tâm huyết, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Tập thể nhà trường luôn quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ Bộ giao, tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và cả nước.

Nhìn lại các giai đoạn từ 1969 - 1978: Với tên Trường Công nhân Cơ khí Nông Trường, có trụ sở tại xã Thiện Kế, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc). Năm 1974, Trường được đổi tên thành Trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp II Trung ương. Trường đào tạo hai nghề sử dụng máy và nghề sửa chữa máy nông nghiệp, với quy mô đào tạo 250 công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp cho các tỉnh phía Bắc, nước bạn Lào.

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm học 1971 - 1972, theo yêu cầu của Bộ chủ quản, nhà trường đã chuyển 250 học sinh tốt nghiệp khóa 3 và khóa 4 sang đào tạo lái xe kịp thời phục vụ chiến trường đường 9 Nam Lào và chiến trường miền Nam.

Giai đoạn từ 1979 - 1997: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật cho khu vực phía Nam, Trường chuyển vào xã Phước Thới, huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang (nay là phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ). Với diện tích ban đầu gần 12ha, đây là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đầu những năm 1980, Trường được Bộ NN-PTNT đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, nhà làm việc, ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể tương đối kiên cố.

Về đội ngũ, tổng số CBVC nhà trường là 56 người, phần lớn có trình độ trung cấp và CNKT bậc cao. Về công tác đào tạo, Trường đã mở thêm một số ngành nghề mới về Cơ điện, Công nghệ mía đường, KCS... quy mô đào tạo tăng từ 300 học sinh năm 1979 lên 500 học sinh năm 1997.

Cùng với nhiệm vụ đào tạo, đội ngũ CBVC nhà trường đã thực hiện nhiều đề tài/dự án cấp Bộ, cấp tỉnh/thành phố điển hình như các đề tài: Tuyển chọn và phát triển giống lạc ngắn ngày cho tỉnh Trà Vinh, tuyển chọn và phát triển giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, kháng một số sâu, bệnh hại chính cho vùng đất lúa - tôm của tỉnh Bạc Liêu, nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sau thu hoạch lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu...

Năm 1997, Trường được đổi tên thành Trường Dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Bộ, đồng thời được nhập vào Viện Lúa ĐBSCL. Trường đẩy mạnh liên kết với các trung tâm dạy nghề và trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh ĐBSCL tổ chức tuyển sinh. Tiếp tục mở thêm một số ngành nghề mới về cơ điện, kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, đưa tổng số ngành nghề đào tạo lên 12 nghề và quy mô đào tạo 1.500 học sinh.

Năm 2005, Trường được nâng cấp thành Trường Trung học Cơ điện và Kỹ thuật nông nghiệp Nam Bộ, mở thêm các ngành nghề mới, đưa tổng số ngành nghề đào tạo của Trường lên 7 ngành trình độ trung cấp và 13 nghề thuộc nhóm nghề cơ điện, nông nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm và kế toán với quy mô đào tạo trung bình 2.500 học sinh.

Đến 2008, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ (tách độc lập ra khỏi Viện Lúa ĐBSCL).

Để nâng cao trình độ đội ngũ đáp ứng yêu cầu giảng dạy trình độ cao đẳng, Trường tăng cường cử CBVC đi đào tạo sau đại học trong và ngoài nước.

Đến nay, với tổng số 115 CBVC thì trên 70% có trình độ sau đại học. Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Trường được phép đào tạo 15 ngành, nghề trình độ cao đẳng, 15 ngành, nghề trình độ trung cấp và hơn 30 nghề trình độ sơ cấp thuộc các nhóm ngành nghề về cơ điện, nông nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, kế toán và tin học với quy mô đào tạo 3.000 HSSV.

09-29-57_nh_2_50_nm_qu_truong_d_do_to_duoc_37484_cn_bo_cong_nhn_ky_thut_v_dy_nghe_cho_lo_dong_nong_thon_o_khu_vuc_dbscl_v_c_nuoc
50 năm qua, Trường đã đào tạo được 37.484 cán bộ, công nhân kỹ thuật và dạy nghề cho lao động nông thôn ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

50 năm qua, Trường đã đào tạo được 37.484 cán bộ, công nhân kỹ thuật và dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp là 19.215 người và trình độ sơ cấp là 18.269 người. Hơn 85% HSSV tốt nghiệp có việc làm và thu nhập tốt, nhiều người thành đạt trở thành cán bộ chủ chốt các Ban, ngành cấp tỉnh, huyện, là giám đốc, chủ các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả, là những công nhân kỹ thuật có kiến thức và tay nghề giỏi đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Thầy Lương Văn Đài, quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ cho biết: 50 năm là một chặng đường dài với bao khó khăn và thách thức, trường luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo, tập thể CBVC nhà trường tiếp tục nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển Trường giai đoạn 2020 - 2025.

Đồng thời, xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, xây dựng đội ngũ CBVC có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác.

Xây dựng nhà trường trở thành một địa chỉ đào tạo tin cậy, nơi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Với truyền thống 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường vinh dự được Nhà nước, Bộ ngành tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1993; hạng Nhì năm 2002, hạng Nhất năm 2008 và Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2014. Cờ thi đua luân lưu của Thủ tướng Chính phủ năm học 2002 - 2003 và năm học 2009 - 2010. Danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc và bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT liên tục nhiều năm liền từ 1998 đến nay. Về cá nhân 10 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Thủ tướng bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 303/QĐ-TTg ngày 12/4/2024 bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao) giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Sản lượng lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 ở ĐBSCL đạt hơn 10,8 triệu tấn

Theo kết quả tổng hợp sơ bộ, tổng sản lượng lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 ở ĐBSCL ước đạt hơn 10,8 triệu tấn, năng suất đạt trên 7,24 tấn/ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Bắc Kạn Nam Xuân Lạc trù phú với những cây gỗ quý mấy người ôm không xuể, hệ động thực vật phong phú như vừa thúc giục vừa níu giữ bước chân lữ khách phương xa.