| Hotline: 0983.970.780

Trượt đại học: Đâu phải hết lối thoát

Thứ Hai 01/08/2011 , 09:37 (GMT+7)

Các em học sinh cần hiểu rằng, cơ hội không phải là cái có sẵn, càng không phải ngồi đợi chờ nó đến mà phải luôn luôn chủ động...

Nếu cầm kết quả thi đại học không cao, học sinh và gia đình có nên coi đó là gánh nặng, một áp lực tâm lý đè nặng lên vai các em trong suốt quãng thời gian sau này? Hay nên chuyển hướng sang một ngành, trường phù hợp… Đó là những vấn đề được các chuyên gia giải đáp tại hội thảo “Điểm sàn đại học - cơ hội thành công” tổ chức tại ĐH quốc gia Hà Nội cuối tuần qua.

Khi "ước mơ" bị vỡ vụn

Đại diện cho gần 300 người có mặt tại Hội trường, em Lê Thị Hồng Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội) không ngần ngại là người đầu tiên đặt câu hỏi. Em cho biết, đăng ký vào Khoa Tài chính ngân hàng của ĐH Thương mại nhưng tổng điểm 3 môn toán, lý, hoá của em chỉ đạt 11,5 điểm. Như vậy, ước mơ trở thành cử nhân trường Thương mại đã hoàn toàn sụp đổ bởi mức điểm này còn thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Hơn nữa năm ngoái Khoa này lấy tới 20,5 điểm.

Cầm micro, tay em run run vì xúc động, Ngọc nói tiếp: “Em cảm thấy vô cùng tuyệt vọng và bế tắc quá, không biết tương lai của mình sẽ ra sao. Em biết, số điểm 11,5 là quá thấp để có thể đăng ký thêm nguyện vọng vào bất kể trường đại học nào, kể cả dân lập. Các thầy cô giúp em với. Hãy khuyên em nên làm như thế nào, kể cả việc chấp nhận lùi 1 năm để ôn thi lại và chờ đợi kết quả vào năm sau".

Với em Vũ Quang Minh (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng đang có những phân vân, đắn đo tương tự. Minh đã thi vào Khoa Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng chỉ đạt kết quả là 16,5 điểm. Em cũng nhận thấy rằng với số điểm đó em không thể theo học tại trường bởi rất nhiều năm Khoa này đều lấy trên 20 điểm. Giọng nói khá cứng cỏi, Minh đặt câu hỏi với các chuyên gia: “Hãy cho em lời khuyên nên lựa chọn cho mình 1 trường, 1 ngành phù hợp với số điểm của mình và điều kiện kinh tế còn khó khăn của gia đình”.

Cảm giác lo lắng, băn khoăn, thậm chí buồn chán khi biết con có nguy cơ trượt nguyện vọng 1 có ở hầu hết các bậc phụ huynh. Ví như chị Nguyễn Thị Liên (Cầu Giấy - Hà Nội) đang phải loay hoay tìm hiểu về khoa Tài chính Ngân hàng trong một số trường đại học dân lập, cao đẳng để nộp hồ sơ xét tuyển cho con gái. Mặc dù đã tham khảo từ các phương tiện thông tin truyền thông và bạn bè nhưng vẫn chưa chọn được ngành, trường nào ưng ý bởi kết quả thi đại học của con chỉ đạt số điểm trên 10.

Chị tâm sự: “Bây giờ vấn đề chọn trường cho con còn đau đầu hơn khi cháu nộp hồ sơ thi đại học. Bởi với số điểm không cao thì việc chọn cho con 1 nghề, 1 trường phù hợp với năng lực và kinh tế của gia đình mà khi ra trường cháu có thể xin được việc làm ổn định là điều phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng”.

Hay như với ông bố Đoàn Quang Huy (Đan Phượng, Hà Nội) đã đi hơn 20 km để có mặt tại buổi Hội thảo chỉ với câu hỏi duy nhất: “Có nên cho con vào trường nghề ngay khi con không đỗ vào 1 trường đại học mà nó yêu thích không?”.

Phải tự mở cửa

Tính đến hết ngày 31/7, đã có hơn 200 trường đại học và cao đẳng trong tổng số gần 400 trường ĐH, CĐ trên cả nước công bố điểm thi. Và, còn đúng 1 tuần nữa, các sĩ tử sẽ biết “số phận” của mình ra sao khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn của các khối thi.

Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn việc không đủ điểm đỗ nguyện vọng 1 chưa phải là điều quá tuyệt vọng vì còn có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, cơ hội vào các trường khác, ngành khác.

Con đường đến với thành công có thể dài, có thể ngắn chỉ cần ta có quyết tâm và cố gắng nhất định sẽ đi đến đích. Chúng ta nên nhìn vạn vật bằng con mắt tích cực, bằng thái độ lạc quan bởi “khi cuộc sống lấy đi của ta một thứ này thì sẽ đem đến cho ta một thứ khác. Hãy nghĩ đến những điều ta đang có và sẽ có, thứ mất đi chỉ là phần nhỏ, cái ta còn mới là đáng quý".

Với tư cách là “sinh viên” đi trước, anh Đoàn khuyên: các em học sinh cần hiểu rằng, cơ hội không phải là cái có sẵn, càng không phải ngồi đợi chờ nó đến mà phải luôn luôn chủ động, chớp lấy thời cơ. Đồng thời mỗi người phải tự mở cho mình những “cánh cửa” mới to hơn, rộng hơn. Còn với các bậc phụ huynh, đừng bao giờ đè áp lực “phải thi đỗ” lên vai con em mình bởi nó sẽ vô tình dồn các em vào chân tường, không lối thoát lúc nào không hay.

Còn với cô Hoàng Thị Bảo Thoa, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và giáo dục quốc tế, giảng viên Trường ĐHKT - ĐHQGHN tư vấn thêm cho các em học sinh, các bậc phụ huynh tìm hiểu hai ngôi trường đại học có uy tín đã được Bộ GD-ĐT thẩm định: đó là trường đại học Troy (Mỹ) và trường đại học Massey (New Zealanh) hiện đang liên kết với Trường ĐHKT -ĐHQGHN. Đây là hai trường có chất lượng đào tạo tốt trên thế giới, tham gia học tập ở trường sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội học tập trong 1 môi trường năng động và cơ hội được học tập tại nước ngoài. Theo cô Thoa, dù học tập ở bất kể đâu thì đích cuối cùng phải đạt là tìm được 1 công việc như mong muốn.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm