| Hotline: 0983.970.780

Truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em: Bảo vệ nạn nhân là trên hết!

Thứ Năm 20/12/2018 , 09:09 (GMT+7)

Nguồn tin của Báo NNVN cho biết, một số nam sinh “tố” thầy hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Thanh Sơn (Phú Thọ) xâm hại tình dục đang cảm thấy bất an và lo lắng khi những dấu hiệu nhận dạng của mình được đăng, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng...

18-25-59_xmhitinhduc-2
PGS, TS Đỗ Thu Hằng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Đỗ Thu Hằng, người có nhiều năm đứng lớp giảng dạy môn Tâm lý học báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lưu ý, các thông tin về xâm hại tình dục trẻ em ở môi trường học đường thường tạo ra làn sóng dư luận cực kỳ khủng khiếp.

Nếu để lộ danh tính, các em có nguy cơ đối mặt với rất nhiều tình huống xấu. Bởi đây là lứa tuổi chưa trưởng thành và ổn định về mặt tâm sinh lý. Khi truyền thông về đề tài này, nhất định không được để lộ danh tính hoặc chi tiết nào dù nhỏ nhất, để các đối tượng liên quan (thầy cô giáo, chính quyền địa phương, người thân, bạn bè nạn nhân và những người liên quan…) có thể nhận ra.

Đối với báo in, để bảo vệ danh tính nạn nhân, chúng ta chỉ cần giấu tên, tuổi, địa chỉ và những dữ liệu thông tin có thể truy xuất về nhân thân của các nạn nhân. Thậm chí, có nhiều bài báo tác giả không sử dụng hình ảnh nạn nhân (kể cả ảnh đã được che mờ khuôn mặt), thay vào đó là ảnh minh họa.

Nhưng với truyền hình và báo chí đa phương tiện, nhất là các loại hình thông tin đại chúng sử dụng video, clip, nếu thông tin được truyền phát có nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ nhỏ, thì ngoài việc che mờ khuôn mặt, trang phục, giấu danh tính và những chi tiết nhận dạng trên cơ thể nạn nhân, nhà báo cần xử lý kỹ thuật “bóp méo giọng” để… người gần gũi nhất với nhân vật trong câu chuyện cũng không thể nhận ra.

Việc lựa chọn thông tin về đời tư của nạn nhân cũng phải thực hiện hết sức cẩn trọng. Bởi rất có thể, một kỷ niệm nào đó trong câu chuyện các em kể trên báo chí sẽ là “con đường” dẫn đến những đối tượng có mục đích xấu, ác ý.

Trong sự vụ ở Phú Thọ, thời điểm này, các nhà báo nên viết bài với mục đích chuyển tải thông điệp: “Báo chí đang giám sát thái độ, cách ứng xử của nhà trường với các nạn nhân”. Mục đích của những bài báo về đề tài này là lật tẩy mặt nạ của những kẻ phạm tội và cảnh báo xã hội. Nhưng, sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi chính những nạn nhân trong câu chuyện ngày càng lún sâu vào những biểu hiện tâm lý tiêu cực.

Sợ nhất là các em bị trả thù, bị trù dập ở môi trường học đường và xã hội. Bởi vậy, cần phải làm sao để thầy cô trong nhà trường quan tâm và đảm bảo sự an toàn cho các em.

Riêng với môi trường học tập nội trú ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện khó khăn, khi vòng tay của phụ huynh học sinh không đủ rộng để bao bọc con em mình, thầy cô quan trọng như cha mẹ. Bởi vậy, cần quy trách nhiệm đảm bảo an toàn của các em cho các thầy cô giáo của trường.

PGS.TS Đỗ Thu Hằng cũng đồng tình với quan điểm của nhà báo Anh Tuấn (Trung tâm tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam) - người thực hiện phóng sự điều tra thầy hiệu trưởng Đinh Bằng My xâm hại tình dục nhiều nam sinh về việc các cơ quan chức năng, nhất là ngành Giáo dục – Đào tạo cần phát ngôn cẩn trọng về các vụ việc xâm hại tình dục ở học đường, tránh để độc giả hiểu lầm rằng ngành giáo dục có ý bao che, giảm nhẹ các các vấn đề tiêu cực xảy ra ở địa phương mình.

Cụ thể, trong báo cáo gửi Bộ GD-ĐT ngày 17/12/2018 về vụ án xảy ra tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, Sở GD-ĐT viết: “Khi có thông tin về việc ông Đinh Bằng My có hành vi không chuẩn mực với một số nam sinh của nhà trường, lãnh đạo Sở đã cùng lãnh đạo UBND huyện, Phòng GD-ĐT Thanh Sơn nắm bắt sự việc. Đồng thời Sở GD-ĐT Phú Thọ đã phối hợp với UBND huyện Thanh Sơn giao cho cơ quan chức năng xem xét xác minh xử lý nghiêm vụ việc (nếu có vi phạm đạo đức nhà giáo)”.

18-25-59_xmhitinhduc-1
Ông Đinh Bằng My bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về về hành vi dâm ô nam học sinh

Việc gọi hành vi dâm ô (hoặc ấu dâm) của giáo viên đối với học sinh là “hành vi không chuẩn mực” chưa lột tả đúng bản chất của vấn đề. Bởi “hành vi thiếu chuẩn mực” liên quan đến phạm trù đạo đức. Còn dâm ô (hoặc ấu dâm) liên quan đến phạm trù pháp lý. Cần phải coi dâm ô (hoặc ấu dâm) là hành vi phạm tội.  Dư luận có thể đặt dấu hỏi: “Phải chăng cơ quan quản lý giáo dục ở Phú thọ có dấu hiệu xảo ngôn để trốn tránh trách nhiệm?”.

Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, trong vụ án xảy ra ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ), cơ quan điều tra cần xác định rõ một số tình tiết.

Nếu ông Đinh Bằng My chỉ có hành vi sờ mó bộ phận sinh dục hoặc dụ dỗ, ép các nam sinh sờ mó, cọ xát vào bộ phận sinh dục của mình, thì đã phạm vào tội dâm ô với người chưa đủ 16 tuổi. Hình phạt tội này có thể lên đến 7 năm tù, tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội với nhiều người, quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015.

Còn nếu nghi can đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với các nam sinh chưa đủ 16 tuổi (quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua hậu môn...) nhằm thỏa mãn sinh lý, thì hành vi này có dấu hiệu tội giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi. Theo luật sư Cường, mức án tù với tội danh này có thể lên tới 10 năm, quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm