| Hotline: 0983.970.780

TT- Huế lập nhiều chốt chặn quanh vùng phát hiện dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 19/03/2019 , 22:45 (GMT+7)

Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn, tỉnh TT - Huế đã lập thêm nhiều chốt kiểm tra dịch và tổ chức lực lượng túc trực 24/24 giờ.

Chốt chặn được lập tại thôn Hiền An (Phong Sơn) sau khi phát hiện dịch

Ngày 19/3, tin từ ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (TT- Huế) được biết, huyện này đã thành lập nhiều chốt chặn và cử cán bộ túc trực 24/24 giờ sau khi phát hiện dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn.

Theo đó, ngoài 2 chốt ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã quyết định thành lập thêm 3 chốt kiểm dịch tại Quốc lộ 49 (xã Điền Hương), tại cầu Hòa viện (xã Phong Bình) và tại cầu Phước Tích (xã Phong Hòa), tại các chốt này luôn luôn có cán bộ thú y ứng trực, xử lý 24/24 giờ các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ, Chủ nhật) để nhằm kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch lây lan.

Cùng với đó, tại các chốt kiểm dịch động vật ở đường Hồ Chí Minh (huyện A Lưới) và trên QL1A thuộc địa phận xã Phong Thu, huyện Phong Điền (nơi gần ổ dịch vừa mới xuất hiện), tất cả xe chở động vật đi qua đều được lực lượng thú y dừng kiểm tra và phun thuốc khử trùng theo quy trình. Lực lượng thú y, Cảnh sát môi trường và Cảnh sát giao thông tỉnh tăng cường phối hợp giám sát, xử lý nghiêm và kịp thời đối với các phương tiện cố tình không chấp hành việc kiểm dịch.

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại chốt QL1A ở xã Phong Thu, Phong Điền

Trước đó, như NNVN đã đưa tin, trong 2 ngày 16-17/3 đàn lợn của hộ gia đình ông Tạ Hồng Uẩn (thôn Hiền An, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã có đến 3 con bị chết bất thường.  Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy đàn lợn của gia đình ông Uẩn  dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh TT- Huế đã phối hợp với hộ gia đình tiến hành tiêu hủy số lợn nhiễm bệnh,chúng tôi đã tăng cường vệ sịnh, tiêu độc, khử trùng gia trại  của ông Uẩn 2 lần trong ngày. Đồng thời, tiến  hành giám sát, nghiêm cấm  việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn  ra vào vùng dịch; tăng cường giám sát tình hình sức khỏe của lợn tại các hộ chăn nuôi ở thôn Hiền An. Đồng thời thành lập 2 chốt kiểm dịch tạm thời  tại các đầu mối giao thông xung quanh ổ dịch

Theo thống kê của UBND huyện Phong Điền, huyện đã cấp 80 lít Benkocid và 2 tấn vôi bột cho 477 hộ chăn nuôi (4.236 con lợn) để xử lý ổ dịch và vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường. Đồng thời tổ chức để các hộ chăn nuôi ở đây thực hiện 5 không  trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi gồm: không giấu dịch; không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Ngoài các chốt chặn, cơ quan chức năng địa phương còn thực hiện tiêu độc, khử trùng quanh vùng phát hiện dịch

Xem thêm
Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.