| Hotline: 0983.970.780

Từ cánh đồng bao la đến hộp sữa thơm ngon TH True Milk

Thứ Hai 14/10/2019 , 10:03 (GMT+7)

Không chỉ sở hữu đàn bò tập trung lên đến 45.000 con, Công ty Cổ phần Sữa TH (TH Milk Joint Stock Company) thuộc Tập đoàn TH còn xây dựng chuỗi cung ứng từ thức ăn, nước uống cho đến xử lý chất thải hay bệnh viện cho bò.

Vùng nguyên liệu tập trung trồng ngô và cỏ cao sản của TH Milk tại Nghĩa Đàn có diện tích lên đến cả ngàn ha, phục vụ nhu cầu thức ăn của đàn bò sữa.
Những cánh đồng ngô này được trang bị hệ thống tưới tự động với chiều dài hàng trăm mét, có thể di chuyển dọc theo ruộng ngô. Ở những khu vực không trang bị được hệ thống tưới, TH Milk chọn trồng cỏ để làm thức ăn cho bò.
Ngô và cỏ sau khi thu hoạch chưa thể dùng làm thức ăn trực tiếp cho bò mà còn phải trải qua quá trình ủ chua cùng với thức ăn tinh. Kho chứa thức ăn tinh của TH Milk  tại Nghệ An được chia theo từng trang tại, trong đó lại phân ra từng loại, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển của bê, bò.
Một khu vực ủ chua thức ăn cho bò tại trang trại số 3 của TH Milk tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Để đảm bảo vệ sinh thức ăn cho bò, nhiệt độ của các khu vực này luôn được duy trì dưới 30 độ C, giảm khả năng hoạt động và sinh sôi của các loại vi khuẩn.
Nước uống cho bò được xử lý bằng công nghệ lọc nước Amiad của Israel với bộ lọc tự động AMS, loại bỏ các tạp chất nhằm đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn.
Tại các khu chăn nuôi tập trung, ngoài thức ăn và nước uống sạch, bò còn được làm mát bằng hệ thống quạt và máy phun sương hoạt động theo nhịp độ để vừa duy trì nhiệt độ vừa duy trì độ ẩm phù hợp.
Các loại thức ăn, sữa trong trang trại của TH Milk đều được lấy mẫu và kiểm tra tại phòng thí nghiệm theo ngày để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quá trình vắt sữa được thực hiện 3 lần mỗi ngày. Nhờ vào hệ thống chip theo dõi gắn ở chân, các chuyên gia thú y có thể phát hiện ra những biến đổi của từng con bò để phát hiện sớm vấn đề về sức khỏe cũng như thời điểm động dục.
Quá trình vắt sữa được thực hiện theo dây chuyền công nghệ của Afifarm của Israel.
Nhân công trong nhà máy đang theo dõi hệ thống của Afifarm thu sữa trên giàn vắt.
Chuyên gia của TH Milk trình bày về sơ đồ thu sữa của Afifarm.
Sau khi sữa tươi được thu sẽ chuyển tới nhà máy chế biến. Nhà máy chế biến sữa của TH Milk tại Nghĩa Đàn đang hoạt động ở giai đoạn I với công suất 200 nghìn tấn/năm.
Hiện tại, cụm dây chuyền đã đi vào hoạt động ổn định. TH Milk  đang hướng tới giai đoạn II để đạt tổng công suất thiết kế của nhà máy lên đến 500 nghìn tấn/năm.
Các dây chuyền chế biến và đóng gói được quản trị với công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại bậc nhất thế giới: Simen, Danfoss, Grundfoss.
Ngoài ra, TH Milk cũng xây dựng trạm xử lý nước thải để giải quyết lượng nước thải chăn nuôi và sinh hoạt của cụm trang trại ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Tất cả các chỉ số về nước thải đều được theo dõi tại trạm quan trắc và truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên - Môi trường Nghệ An để kiểm soát trước khi xả ra sông.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm