| Hotline: 0983.970.780

Tục cạo trọc đầu & chuyện ông giáo "nuôi tóc"

Thứ Hai 09/04/2012 , 10:08 (GMT+7)

Cạo trọc đầu là tập tục bao đời của người Dao Đỏ ở Bản Là, xã Thái Sơn (Bảo Lâm, Cao Bằng)...

Cạo trọc đầu là tập tục bao đời của người Dao Đỏ ở Bản Là, xã Thái Sơn (Bảo Lâm, Cao Bằng). Tuy vậy, đến nay những đứa trẻ đến trường đã có những mái tóc dài. Ấy là công lao của một thầy giáo cắm bản.

Nơi đàn bà không tóc

Xã Thái Sơn huyện Bảo Lâm, một xã vùng cao đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng. Khi tôi đến cũng là lúc cán bộ trẻ Nguyễn Tiến Linh, Phó chủ tịch UBND xã Thái Sơn (theo Chương trình 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã nghèo) vừa mới về và có chuyến công tác tại các bản. Trước khi lên đường Linh dặn tôi: Nếu gặp mưa thì anh ở trong đó với bà con dân bản luôn nhé. Con đường mòn này được mọi người gọi là lên đỉnh trời, đường chỉ rộng 50 cm uốn lượn theo sườn núi, đất đá lổn nhổn.

Sau hơn một buổi, chúng tôi đã vượt qua hơn 20 km và dừng lại ở xóm Bản Là. Xóm có 62 hộ với 384 người, trong đó người Mông có 12 hộ, còn lại người Dao Đỏ. Điều tôi ấn tượng khi đặt chân đến đây là những phụ nữ lớn tuổi cả trăm người như một đầu cạo trọc và đội khăn trắng. Tôi thắc mắc thì được biết: Người Dao Đỏ từ bao đời này có phong tục như thế. Trước đây con gái, con trai đều cạo trọc đầu, lông mày hết nhưng giờ chỉ còn những phụ nữ lớn tuổi để đầu trọc. 

Ở Bản Là những phụ nữ 40 tuổi trở lên đầu được cạo trọc phần trước còn phía sau cắt ngắn

Trưởng bản Triệu Dạo Lễ cho biết: Đây là một tập tục của người Dao từ bao đời nay, tuy nhiên nó làm ảnh hướng đến việc giao lưu gặp gỡ mọi người. Mỗi khi đi chợ, hay tham gia các lễ hội chúng tôi thường bị mọi người trêu đỏ mặt đấy. Họ nói, đầu như quả bí, đầu nhà sư… Nhưng giờ tập tục đó đã được bỏ rồi.

Đến thăm bà Đặng Mùi Phẩy (55 tuổi). Bà Phẩy nói về nét văn hoá của dân tộc mình: Ngày trước con gái thì cạo trọc chỉ để một chỏm ở đỉnh đầu. Người Dao cho rằng đó là nơi trú ngụ các hồn vía con người, quan niệm để chỏm tóc như vậy trẻ em sẽ không hay ốm đau. Còn con trai cũng cạo trọc hai bên để một lối từ trán cho ra sau gáy.

Lý giải cho tập tục cạo trọc đầu, bà Phẩy cho hay: Trước đây chấy rận nhiều lắm, để tóc tốt thì chấy rận trú ngụ ngứa không tài nào chịu được. Ngoài ra nếu tóc dài thì khi lên nương bị vướng, đầu không sạch sẽ. Đặc biệt dầu gội không có, nước thiếu thốn nên để tóc dài bẩn lắm.

“Từ khi có tivi, báo, tạp chí… tôi thấy phụ nữ để tóc dài xinh thật. Đặc biệt khi các thầy cô giáo lên đây dạy chữ cô nào, cô nấy đều có những mái tóc dài nhưng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống. Trong lúc con gái người Dao đi đầu cũng phải đội khăn kín đầu, đi đâu cũng ái ngại. Và để đầu trọc khi bọn trẻ ra thị trấn, thị xã học hành bị chê cười”, bà Phẩy chia sẻ. 

Trước khi chưa có thầy cô giáo, con gái ở xóm Bản Là được bố mẹ cạo trọc đầu và đội khăn lên đầu

Mặc dù thế trẻ không còn cạo trọc đầu nhưng những phụ nữ lớn tuổi đến bây giờ vẫn để trọc đầu. Tôi hỏi trưởng bản Lễ sao lại vậy? Trưởng bản lý giải: “Những phụ nữ người Dao nay vẫn trọc đầu là do ngày xưa nhổ hết tóc phần trước trán, bây giờ họ muốn để tốt cũng không mọc lên được. Do đó số phụ nữ trên 40 tuổi ở Bản Là đều để đầu trọc lóc vậy đó chứ có ai muốn để trọc vậy đâu”.

Ông giáo “nuôi tóc”

Trong số những thầy cô giáo lên đây "gieo" chữ mà bà con người Dao Đỏ ở xóm Bản Là không quên công ơn một thầy giáo đã có công "nuôi tóc" cho mọi người. Đó là thầy Đinh Văn Yên (40 tuổi quê ở xã Quang Trọng, huyện Thạch An, Cao Bằng). Thầy Yên dạy học ở Trường tiểu học Bản Là hơn 13 năm. Ngoài công việc dạy chữ, thầy có nhiều việc làm thay đổi những luật tục của người dân nơi đây và được mọi người gọi với cái tên “ông giáo nuôi tóc”.

Sau khi ra trường, năm 1999 thầy Yên được phân về Trường tiểu học Bản Là công tác. Hình ảnh đầu tiên mà thầy Yên trăn trở là những em học sinh nữ đầu đều cạo trọc đến lớp. Thầy Yên thắc mắc: Mái tóc là vóc con người tại sao lại cạo trọc? Có thể bỏ tập tục này không? Bao câu hỏi cứ dồn dập được đưa ra và thầy Yên quyết định nuôi tóc cho học sinh.  

Ông giáo “nuôi tóc” trẻ con xóm Bản Là Định Văn Yên đang dạy chữ cho học sinh

Thầy Yên bảo, giờ kể lại cho nhà báo thì dễ nhưng ngày đó không phải là chuyện đơn giản. Người Dao ở đây không biết nói tiếng Kinh và không giao lưu với người bên ngoài. Để thực hiện nuôi tóc cho học sinh thầy bắt đầu học “ngoại ngữ” của người Dao Đỏ. Ngày lên lớp, đêm vào nhà dân học tiếng và sau hơn 1 năm thì vốn “ngoại ngữ” được thầy biết đến, những cuộc chuyện trò bằng tiếng Dao Đỏ đưa thầy Yên gần gũi với bà con.

Cô giáo Đặng Thị Liều (dân tộc Dao Đỏ) giáo viên trường tiểu học Bản Là kể: “Ngày trước khi còn nhỏ em được bố mẹ cạo trọc đầu, cắt lông mày ngắn. Tóc tốt lên được một tý nào là bố dùng dạo cạo hết nhưng từ khi các thầy cô giáo lên đây bố mẹ nhận ra được một điều con gái cạo tóc trọc xấu lắm. Do đó em để tóc dài ra và học theo thầy cô hàng ngày gội đầu sạch sẽ”. 

Tôi hỏi thầy Yên: Thế bằng làm nào mà thầy "nuôi tóc" cho các em được? Thầy lặng lẽ một hồi rồi lên tiếng: Tôi phải đến từng nhà rồi nói chuyện với các bậc làm cha, làm mẹ và khuyên họ đừng cạo tóc trọc cho con gái. Tuy nhiên họ phản đối mạnh mẽ vì đó tập tục bao đời này của họ.

Để mắt thấy tai nghe, cứ mỗi lần đến nhà ai, thầy Yên lại dẫn theo một cô giáo có tóc dài để làm mẫu. Thầy phân tích việc để tóc, gội đầu…

Đặc biệt để các em học sinh tiếp cận được việc để tóc, mỗi lần về quê thầy lui tới các cửa hàng sách mua tạp chí, báo… ở thị trấn tìm cuốn nào có nhiều ảnh người đẹp mà có tóc dài. Sau đó đem ra khoe với học sinh bằng cách dùng kéo cắt những tranh, ảnh ra từng phần để học sinh nhận biết được để tóc dài đẹp hay xấu.

“Có những hình ảnh người mẫu, tôi dùng kéo cắt hết phần tóc để lại cái đầu trọc, sau đó ghép lại. Đặc biệt tôi có khiếu vẽ nên mỗi buổi học thỉnh thoảng lại vẽ hình người lên bảng rồi thêm bớt tóc, lông mày để các em nhận ra được cái xấu, cái đẹp của việc để tóc và lông mày”, thầy Yên tâm sự.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm