| Hotline: 0983.970.780

Tuyên án Hà Văn Thắm và đồng phạm

Thứ Sáu 29/09/2017 , 06:52 (GMT+7)

Dự kiến hôm nay (29/9), sau hơn 20 ngày xét xử, 4 ngày nghị án, TAND Hà Nội sẽ tuyên án với Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) cùng 50 đồng phạm trong đại án kinh tế xẩy ra tại Ngân hàng Oceanbank.

Số phận của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn

Trong 50 bị cáo phải hầu tòa cùng Hà Văn Thắm, có 41 người từng là cán bộ Oceanbank. Họ đều từng nắm giữ các vị trí cao như giám đốc các Khối ở hội sở, giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch. Những người này đang phải đối mặt với cáo buộc Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đồng phạm với Hà Văn Thắm chi tiền lãi ngoài hợp đồng hơn 1.576 tỷ trái quy định cho khách hàng, giai đoạn 2010-2014.

17-13-35_nh1
Bị cáo Hà Văn Thắm

Hà Văn Thắm với vai trò “thuyền trưởng” của Oceanbank khi xẩy ra sai phạm, trong phiên xét xử kéo dài từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9/2017, là người bị buộc tội nhiều nhất với 4 tội danh. Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị VKS đề nghị mức án chung thân, trong đó, tội danh chính là đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn tham ô 49 tỷ đồng của PVN. Tại thời điểm bị bắt (tháng 10/2014), Hà Văn Thắm được xác định đang sở hữu tới 63% vốn của Oceanbank thông qua nhiều tổ chức, cá nhân liên quan. Cơ quan điều tra cũng xác định, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank là người trực tiếp chỉ đạo cấp dưới chi trả 1.576 tỷ đồng lãi tiền gửi vượt trần cho khách hàng trái quy định của NHNN. 

Trong khi đó Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank đang đối mặt án tử hình với tội danh Tham ô tài sản.

Theo tài liệu điều tra, trong giai đoạn 2008-2011, PVN (doanh nghiệp Nhà nước) đã góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank, tương đương với 20% vốn điều lệ. Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao với vị thế là người của PVN - đối tác chiến lược cử sang tham gia điều hành Oceanbank, đặt vấn đề với Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT) về việc chi thêm tiền “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất tiền gửi với số tiền huy động được từ PVN.

17-13-35_nh2
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn

Trong hơn 1.500 tỷ đồng mà Oceanbank chi lãi ngoài, Hà Văn Thắm chuyển 246 tỷ cho Sơn - giai đoạn ông này đã rời Oceanbank về là Phó tổng giám đốc PVN và bị ông này chiếm đoạt. Cơ quan điều tra và viện kiểm sát (VKS) cho rằng trong số tiền Sơn chiếm đoạt có 20% tiền Nhà nước mà PVN góp vốn, tương ứng 49 tỷ đồng.
 

Ai chiếm đoạt tiền của Oceanbank, chiếm đoạt thế nào?

Tại phiên tòa vừa qua, lời khai của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Minh Thu – những cựu TGĐ và Chủ tịch Oceanbank đều một mực khẳng định họ rất nhiều lần chi nhiều tiền “chăm sóc khách hàng” trái quy định cho nhiều cá nhân, DN.

Nguyễn Xuân Sơn khai nhiều lần đưa tiền cho kế toán trưởng, tổng giám đốc Vietsovpetro, mỗi lần 10.000-20.000 USD hoặc 200-300 triệu đồng.

Tương tự, Nguyễn Minh Thu khai trực tiếp chi “chăm sóc” cho lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn gần 19 tỷ đồng, nhưng những nhân vật cốt cán của DN này cũng một mực cho là cáo buộc vô căn cứ.

17-13-35_nh3
Bị cáo Nguyễn Minh Thu

Chỉ duy nhất Ninh Văn Quỳnh – nguyên Kế toán trưởng PVN thừa nhận cầm 20 tỷ đồng. Chính vì vậy, theo ông Đào Thịnh Cường, Phó viện trưởng VKSND Hà Nội, trong giai đoạn 2 vụ án Hà Văn Thắm, Bộ Công an sẽ làm rõ ai chiếm đoạt tiền của Oceanbank và chiếm đoạt thế nào.

Trước đó, trong lời nói sau cùng tại tòa, Nguyễn Xuân Sơn mong "những ai đã nhận tiền chăm sóc của bị cáo hãy bình tâm suy nghĩ một cách thấu đáo, hoàn trả lại để tâm hồn được thanh thản".

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm