| Hotline: 0983.970.780

Cáo buộc đưa, nhận hối lộ và khoản tiền 'khủng' trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Thứ Ba 05/03/2024 , 14:53 (GMT+7)

Vụ án Vạn Thịnh Phát có những cán bộ bị tha hóa góp phần gây ra một 'đại án' với số tiền thiệt hại vô cùng lớn.

Ngoài bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ có trình độ học vấn lớp 12, đa số các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đều có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học, từng giữ những chức vụ quan trọng trong các tập đoàn, công ty và ngân hàng, như 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước. Nhiều người có thành tích xuất sắc trong công tác, được nhận huân chương, bằng khen các loại...

Một bị cáo tại tòa luôn cúi mặt nhưng vẫn gây sự chú ý, đó là bà Đỗ Thị Nhàn (ảnh), cựu Cục trưởng Cục 2, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước. Bà Nhàn gầy hơn nhiều so với trước khi bị bắt. Bà Đỗ Thị Nhàn bị cáo buộc nhận 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỉ đồng) từ các lãnh đạo ngân hàng SCB để bao che, bưng bít cho sai phạm của Ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Một bị cáo quan trọng tiếp theo trong vụ án là Nguyễn Văn Hưng (ảnh), cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2018, bị cáo buộc nhận 390.000 USD để lờ đi những sai phạm, báo cáo không trung thực về tình trạng Ngân hàng SCB. Dẫn đến hậu quả là NHNN, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra.

Trong vụ án, bị cáo duy nhất bị truy tố tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Capella). Ông Trí đi lại khó khăn vì bị bệnh cột sống và một số bệnh khác nhưng vẫn đủ sức khỏe để trả lời các câu hỏi của HĐXX.

Căn cứ tài liệu thu thập được, lời khai bị can và người liên quan, cơ quan điều tra đủ cơ sở xác định, lợi dụng việc Trương Mỹ Lan bị bắt, Nguyễn Cao Trí đã có thủ đoạn gian dối chỉ đạo nhân viên lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư để xóa bỏ nghĩa vụ nợ, nhằm chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng đã nhận.

Chồng bà Lan - ông Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, doanh nhân Hong Kong) bị cáo buộc giúp vợ “rút ruột” SCB, gây thiệt hại hơn 9.116 tỷ đồng (trong tổng số hơn 304.000 tỷ).Với vai trò là Chủ tịch HĐQT của công ty Times Square năm 2012, ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho vợ là Trương Mỹ Lan chiếm đoạt và gây hậu quả đặc biệt lớn cho ngân hàng SCB. Bị cáo Chu Lập Cơ đã ký biên bản và quyết định đại hội cổ đông của công ty Time Square để bảo lãnh nợ vay cho 73 khoản vay, gân thiệt hại cho ngân hàng SCB hơn 9.000 tỷ. Tại phiên tòa, ông Chu Lập Cơ được sắp xếp ngồi ở hàng ghế đầu, đối diện dãy ghế của bà Trương Mỹ Lan.

Các bị cáo trong vụ án tự nguyện nộp tiền khắc phục:

- Gia đình các bị can: Trương Mỹ Lan, Tạ Hùng Quốc Việt, Trần Văn Nhị và Trương Huệ Vân nộp gần 119 tỷ đồng và 306.000 USD.

- Tạ Chiêu Trung (cựu thành viên HĐQT SCB) nộp 300 triệu đồng.

- Trương Khánh Hoàng (cựu Quyền Tổng Giám đốc SCB) nộp 9,85 triệu cổ phần SCB.

- Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) nộp 300.000 cổ phần SCB.

- Dương Tấn Trước (Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM&SX Tường Việt) trả cho SCB hơn 813 tỷ đồng, nộp khắc phục 52 tỷ đồng, xin được nộp lại hơn 2.200 tỷ đồng nhận của bị cáo Lan.

- Đỗ Thị Nhàn nộp 4,8 triệu USD và hơn 10 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cũng đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan đến bà Lan; 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản của 7 bị cáo khác; kê biên 8 bất động sản tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu; kê biên 858 triệu cổ phần SCB của bà Lan và các cá nhân đứng tên hộ bà Lan cùng nhiều tài sản khác.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm