| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn: Nhiều vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu

Thứ Hai 02/10/2023 , 13:40 (GMT+7)

Chỉ trong 2 ngày 28 và 29/9/2023, Công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển gia cầm nhập lậu.

Cụ thể, hồi 23h00' ngày 28/9, tại km1 đường tỉnh 237 thuộc thôn Bản Tắng, xã Khánh Xuân, huyện Lộc Bình, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đội 389 tỉnh và Đội Quản lý thị trường số 3 (huyện Lộc Bình) phát hiện, bắt giữ vụ tập kết gà nhập lậu, tang vật gồm 4.800 gà con giống, trị giá khoảng 50 triệu đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra số gia cầm nhập lậu. Ảnh: Nguyệt My.

Lực lượng chức năng kiểm tra số gia cầm nhập lậu. Ảnh: Nguyệt My.

Chủ số gà trên là Hà Minh Tuấn (sinh năm 1982, trú tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Vụ việc đã được bàn giao cho Đội Quản lý thị trường số 3 lập hồ sơ xử phạt đối tượng 30 triệu đồng, đồng thời tiến hành tiêu hủy tang vật theo quy định.

Tiếp đó, hồi 13h50' ngày 29/9, tại Km31 đường tỉnh 234 thuộc địa phận thôn Hợp Nhất, xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công an huyện Chi Lăng, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra xe ô tô tải BKS: 12C-074.71 do Quan Văn Bình (sinh năm 1993, trú tại thôn Pò Cại, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) điều khiển.

Gần 20.000 gà con giống nhập lậu bị phát hiện, bắt giữ. Ảnh: Nguyệt My

Gần 20.000 gà con giống nhập lậu bị phát hiện, bắt giữ. Ảnh: Nguyệt My

Trên xe vận chuyển 19.800 gà con giống, trị giá khoảng 190 triệu đồng, chủ xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Đội Quản lý thị trường số 4 đang tiến hành lập hồ sơ xử phạt đối tượng về hành vi buôn bán gia cầm giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời tiêu hủy tang vật theo quy định.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, mật phục, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm các vụ việc gian lận thương mại, nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới; đấu tranh quyết liệt với hành vi buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, không tham gia vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Ngày 18/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 426/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố biên giới chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp đó, ngày 18/9, Bộ NN-PTNT có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, đề nghị địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 426/CĐ-TTg của Thủ tướng ngày 18/5/2023. Công văn nêu rõ việc Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin phản ánh về trình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương, trong đó có các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang,…

Đính kèm các phóng sự điều tra giống gia cầm lậu trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT khẳng định vấn nạn nêu trong loạt bài chính là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân, gây bức xúc trong xã hội.

Tuy vậy, tình trạng nhập lậu, vận chuyển con giống gia cầm vẫn diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhất là tại khu vực quanh cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình).

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào khoảng 0h ngày 27/9, tại một ngôi nhà không có người ở tại bản Thín tập kết số lượng khá lớn gà giống nhập lậu. Tại đây, gà con nhập lậu từ Trung Quốc đã được nhốt sẵn trong lồng nhựa màu đen. Mỗi người sẽ nhận 3 lồng, khoảng 300 con gà. Từ bản Thín, gà lậu được chở vòng vèo qua nhiều con đường, ra chùa Bắc Nga, thuộc thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, nằm trên trục đường 4B (Lạng Sơn - Lộc Bình) và bên dòng sông Kỳ Cùng (đoạn xã Gia Cát), cách thành phố Lạng Sơn 12km về hướng đông nam.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm