| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú lan Hồ Điệp

Thứ Năm 22/05/2014 , 10:15 (GMT+7)

Trở thành ông chủ của một vườn lan Hồ Điệp rộng lớn, đẹp như mơ, anh Hải ước tính mỗi năm tiền lãi từ việc bán lan có thể lên tới tiền tỷ.

Phải khó khăn lắm tôi mới tìm được tới vườn lan của anh Phan Hồng Hải ở phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Một vườn lan Hồ Điệp rộng lớn với những luống chạy dài thẳng tắp khiến tôi ngỡ ngàng.

Từ trong vườn, anh Hải bước ra với bộ trang phục cũ kỹ và cười: “Tôi đang chỉ mấy anh em đưa lan ra trồng, khâu này cần phải tỉ mỉ nếu không cây dễ chết lắm. Chăm nó cứ như chăm con nhỏ vậy”.

Rồi anh Hải kể về cái duyên với cây lan: “Trước đây tôi thấy lan Hồ Điệp quá đẹp nên trồng dăm ba cây cho vui. Dần dà, cái máu mê lan cảnh nó ngấm vào người tôi từ lúc nào không hay…

Ngỡ tưởng trồng lan dễ ăn, tôi quyết định vay tiền để trồng hàng loạt 50 ngàn cây lan Hồ Điệp. Không đơn giản như mình nghĩ, do kinh nghiệm chưa có nên lan phần thì chết do bệnh, phần còn lại thì cho bông lèo tèo không như ý muốn... nói chung là bị sốc nặng”.

Lỡ làm mà bỏ ngang thì mang tiếng, mà càng đeo theo lan thì càng thất bại. Không làm anh nản chí, hàng ngày ngoài tìm hiểu trên mạng anh còn tìm tới những người đi trước thành công trong việc trồng lan.

Rút được kinh nghiệm từ những lần thất bại, lần này anh chú trọng hơn từ khâu chuẩn bị giống, chăm sóc cho đến việc vệ sinh môi trường. Biết được kẻ thù của lan Hồ Điệp là bệnh thối lá, anh đã vệ sinh trang trại thật kỹ, rải vôi, phun thuốc khử trùng trước khi đem giống vào trồng…

"Cuối cùng những lứa lan chất lượng cũng đến với tôi, 2 năm sau đó những nhánh lan Hồ Điệp với đủ màu sắc, đảm bảo chất lượng cạnh tranh với các loại lan khác từ các nước. Thời điểm lan có giá cao nên tôi đã lấy lại vốn nên mừng không thể tả nổi", anh Hải tâm sự.

Dẫn tôi đi thăm khắp vườn lan của mình, trước khi ra về anh Hải không quên dặn: "Anh đừng viết “bóng” về tôi và lan Hồ Điệp quá, người đọc tưởng “dễ ăn” lao vào làm trong khi chưa biết gì về lan thì thất bại là cái chắc...".

Trở thành ông chủ của một vườn lan Hồ Điệp rộng lớn, đẹp như mơ anh Hải ước tính mỗi năm tiền lãi từ việc bán lan có thể lên tới tiền tỷ. Đam mê càng thêm đam mê, đến bây giờ, cây lan đã như máu thịt của anh suốt 12 năm qua, anh đã cùng ăn, cùng ngủ và hiểu về lan như “đi guốc trong bụng”. Chính nhờ sự chăm sóc rất đặc biệt đó, giờ đây khu vườn lan được mở rộng tới trên 200 ngàn cây lúc nào cũng xanh tốt, khỏe mạnh, đẹp như thiên đường.

“Làm cái nghề này mà không có tâm huyết, không có niềm đam mê thì không thể làm được” - anh Hải quả quyết với tôi như vậy. Anh chăm lan như chăm con mọn, từ chọn giống cho đến lúc những nhánh lan được vận chuyển đi, anh cẩn thận từng khâu, từng chút một. Trong suốt quá trình trồng lan anh luôn để ý từng li từng tí. Hôm bận thì anh dặn thợ phải ra xem.

Để lan cho chất lượng tốt nhất, anh Hải luôn cập nhật những loại phân bón mới, thuốc kháng sinh đến việc thiết kế khu trồng lan sao cho phù hợp với thời tiết, khí hậu của từng mùa… Có thể nói vườn lan với anh như đứa con, anh yêu quý, chăm sóc và nâng niu, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể.

Không như chủ của các vườn lan thông thường là chỉ mua những cây lan đã lớn về chăm cho đến khi lan ra hoa rồi cắt bán, anh Hải chăm từ lúc cây mầm cho đến lúc thu hoạch. Có lẽ vì thế mà anh hiểu cây lan hơn ai hết.

Anh kể lại: “Có lần người ta tới mua giống, tôi hỏi đã có kinh nghiệm hay đã từng trồng lan bao giờ chưa, nếu là người chưa có kinh nghiệm thì tôi nhất quyết không bán”.

Thấy tôi ngạc nhiên, anh Hải tâm sự: "Trồng lan mà không bán thì để làm gì? Nhưng cái giống lan Hồ Điệp khó trồng lắm, chưa có kinh nghiệm thì khó mà trồng được cây, không chết yểu thì chất lượng cũng không đạt… giá lại cao, mua về trồng không được thì tội cho người ta…”. Đã không ít lần anh đồng ý bỏ đi những món lời lớn chỉ với suy nghĩ đơn giản như vậy.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Bàn giải pháp canh tác sầu riêng đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc

TÂY NINH Không chỉ khâu canh tác mà toàn bộ quá trình trước, trong và sau thu hoạch cũng phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật từ Trung Quốc.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất