| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ vào liên kết sản xuất cây ăn quả

Thứ Tư 13/11/2019 , 13:36 (GMT+7)

Vừa qua, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Giải pháp ứng dụng công nghệ để tổ chức liên kết sản xuất cây ăn quả”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh và ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, Sở NN-PTNT Bình Định trình bày kết quả thực hiện phát triển cây ăn quả theo quy hoạch trồng trọt của tỉnh giai đoạn 2015 - 2019, định hướng đến năm 2035; kết quả thực hiện dự án phát triển cây ăn quả tại 3 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão.

Bưởi da xanh đang "đứng vững" trên đất Hoài Ân (Bình Định).

Bên cạnh đó, các ngành liên quan tỉnh Bình Định còn có báo cáo tham luận về các đề tài: Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng SX và tiêu thụ cây ăn quả của 2 huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn; tiềm năng phát triển cây ăn quả của các huyện phía Bắc tỉnh; ứng dụng KHCN trong nâng cao năng suất, chất lượng của cây bưởi da xanh; giải pháp và các chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và bảo hộ để nâng cao giá trị sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; giải pháp hỗ trợ cây ăn quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh; phát triển các mô hình vườn cây ăn quả gắn với phát triển du lịch; giải pháp hỗ trợ, tìm kiếm thị trường cho cây ăn quả của tỉnh.

Xoài cát Hòa Lộc trên đất Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định).

Hội thảo được tổ chức nhằm xác định tiềm năng, thế mạnh, hướng khai thác, phát triển các vùng, vườn cây ăn quả theo chuỗi giá trị; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ trái cây ở các huyện phía Bắc tỉnh...

Xem thêm
Tiên phong làm chủ công nghệ, nâng tầm đàn bò Việt

Công ty Giống gia súc Hà Nội làm chủ công nghệ sản xuất tinh bò 3B thuần dạng cọng rạ và tạo ra đàn bò, bê 3B thuần chủng bằng công nghệ cấy truyền phôi.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.