| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng khoa học công nghệ - hướng đi bền vững trong chăn nuôi, thú y

Thứ Bảy 26/09/2020 , 15:05 (GMT+7)

Ngày 25/9, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Khoa học công nghệ chăn nuôi, thú y, định hướng phát triển bền vững”.

Hội thảo tổ chức với mục đích đánh giá kết quả đạt được trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y giai đoạn 2017-2020 thực hiện theo Quyết định số 5171/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2017 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ban hành; Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025 và Nghị quyết số 839-NQ/BCS ngày 19/7/2019 của Ban cán sự Đảng bộ NN-PTNT về tiếp tục đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ ngành NN-PTNT trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cùng đó, định hướng nghiên cứu lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu, phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng trưởng bền vững giai đoạn 2021-2025.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: HG

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: HG

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi chia sẻ tại hội thảo, 8 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thịt đạt trên 3,4 triệu tấn giảm trên 2% so với cùng kỳ 2019. Tổng đàn gia cầm khoảng 510 triệu con (trong đó gà 410 triệu con, thủy cầm 100 triệu con) tăng 7,4%. Sản lượng thịt đạt trên 930 nghìn tấn, tăng trên 12%; sản lượng trứng đạt trên 9,6 tỷ quả, tăng 11%. Tổng đàn bò đạt trên 6,06 triệu con, tăng khoảng 3,4%; trong đó bò thịt trên 5,7 triệu con, bò sữa trên 300 nghìn con; sản lượng thịt bò gần 250 nghìn tấn, tăng 4,1%; sữa bò đạt gần 700 nghìn tấn, tăng 8,1%. Tổng đàn trâu khoảng 2,39 triệu con tương đương cùng kỳ 2019, sản lượng thịt trâu đạt gần 65 ngàn tấn, tăng gần 3%.

Sau khi dịch qua thời kỳ cao điểm, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn theo Văn bản số 4249/HD-BNN-TY và Văn bản số 13/BCĐDTLCP; tổng kết, hướng dẫn, phổ biến mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở các cấp độ khác nhau theo Văn bản 5329/BNN-CN.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: HG

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: HG

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, đến cuối tháng 7/2020 tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25,18 triệu con, tương đương 81,9% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (trên 31 triệu con vào 31/12/2018), tăng 11,6% so với 1/1/2020 và tăng 4,2% so với 1/4/2020. Có 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%, trung bình là 118,3% so với thời điểm trước khi có dịch.

Cũng theo Cục Chăn nuôi, ngoài một số tỉnh có ban hành các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học. Trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã có chính sách hỗ trợ cho tái đàn, tăng đàn. Mức hỗ trợ từ 0,5-5 triệu/1 con nái tái đàn; hỗ trợ cho khoảng 1 tỷ đồng khi xây dựng trang trại mới; hỗ trợ tiền vay cho tái đàn với lãi suất 0%; hỗ trợ không thu tiền thuế đất xây dựng trang trại, hỗ trợ theo quyết định 50 của CP...

Trong thời gian tới, cần tập trung duy trì phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc ăn cỏ; hoàn thiện thể chế phục vụ quản lý ngành chăn nuôi. Tiếp tục triển khai Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi; triển khai Chiến lược Chăn nuôi 2030, tầm nhìn 2045 và 5 đề án phục vụ Chiến lược Chăn nuôi. Tổng hợp kết quả triển khai Quyết định 50/QĐ-TTg và đề xuất kéo dài Quyết định.

Một số gian hàng trưng bày tại hội thảo. Ảnh: HG

Một số gian hàng trưng bày tại hội thảo. Ảnh: HG

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, với quan điểm Khoa học và Công nghệ (KHCN) là hoạt động không thể thiếu trong một cơ sở đào tạo đại học, hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực mà còn tạo ra các sản phẩm trí tuệ góp phần thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các ngành và địa phương. Hoạt động KHCN của Học viện đã có nhiều điểm mới, đóng góp tích cực vào việc nâng cao vị trí xếp hạng của Học viện, tiếp tục khẳng định vị trí trong hoạt động KHCN của ngành và quốc gia.

“Chăn nuôi - Thú y là một trong những lĩnh vực truyền thống được chú trọng phát triển ngay từ ngày đầu thành lập Học viện. Bên cạnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp quan trọng cho sự phát triển chăn nuôi, các nhà khoa học của Học viện đã xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất chăn nuôi phù hợp với từng giai đoạn theo nhu cầu đòi hỏi và sự phát triển chăn nuôi của nước ta. Từ tập trung nghiên cứu nâng cao năng suất để đáp ứng nhu cầu về lượng sang nghiên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Từ tiếp cận đơn ngành sang nghiên cứu liên ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế”, Giám đốc Học viện Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, kết quả hoạt động KHCN Chăn nuôi-Thú y của học viện đã góp phần khẳng định vị thế và nâng cao hình ảnh, uy tín của Học viện thông qua công tác xuất bản, công bố và đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ các sản phẩm và chuyển giao công nghệ. Từ nguồn kinh phí quan trọng của Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN và sự hỗ trợ quan trọng cả về kinh phí cũng như đào tạo nhân lực của các đối tác Quốc tế như Mỹ, Canada, Vương Quốc Bỉ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... học viện đã đạt những thành tựu được giới khoa học cũng như thực tiễn sản xuất đánh giá cao…

    Tags:
Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm