| Hotline: 0983.970.780

Văn công của bản

Thứ Ba 10/01/2012 , 15:00 (GMT+7)

Đêm xuống, núi rừng rộn ràng bởi tiếng đàn, sáo, tiếng hát vang vọng. Đêm hội diễn văn nghệ với phong cách “cây nhà lá vườn” của xã Trường Xuân thật ấn tượng...

Những hạt nhân văn nghệ của bản
Đêm xuống, núi rừng rộn ràng bởi tiếng đàn, sáo, tiếng hát vang vọng. Đêm hội diễn văn nghệ với phong cách “cây nhà lá vườn” của xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), đã để lại ấn tượng khó phai nhạt trong lòng bà con đồng bào dân tộc trên vùng núi này.  

Sống dậy phong trào văn nghệ

Theo ông Trần Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân thì thời gian qua, nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình bị mai một dần. Các bản làng không còn nhiều những nhạc cụ, lời ca truyền thống. Xã Trường Xuân cũng nằm trong tình trạng chung đó. Vì vậy, khi Quỹ Hỗ trợ văn hóa vùng và dân tộc ít người tài trợ thực hiện dự án tổ chức mở lớp truyền dạy sử dụng nhạc cụ phục vụ lễ, hội cho đồng bào Bru- Vân Kiều thì bà con phấn khởi lắm. Lãnh đạo xã đã lên kế hoạch triển khai phát động phong trào ca hát nhằm nâng đới sống văn nghệ, văn hóa cho bà con.

Trước hết bà con phục hồi lại những nhạc cụ của dân tộc mình đã bị mai một qua thời gian. Nhà của ông Hồ Lịch nằm giữa bản Khe Dây luôn nhộn nhịp, bà con người thì đến tập, người đến xem. Có cụ đã 83 tuổi rồi mà vẫn đều đặn đến lớp. Việc khó nhất là làm những loại nhạc cụ, trong đó đàn tính từng được xem như loại đàn chủ lực trong ban nhạc.

Nhưng làm đàn này thì chẳng phải dễ dàng gì. Để làm đàn, mất mấy ngày liền, các anh Hồ Vê, Hồ Trung phải lặn lội trong rừng sâu, tìm cho được loại cây gỗ trai hay cây gỗ mò cua mới đẵn khúc đóng gùi mang về. Dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Lịch, anh Vê đẽo, anh Trung đục làm thành thân đàn. Vì sao chỉ có gỗ trai, gỗ mò cua? “Làm đàn thì chỉ tìm được gỗ cây trai, mò cua thì tiếng mới thanh, trong được", anh Hò Trung cho biết.

Riêng dây đàn thì không khó. Anh Hồ Trung có sáng kiến kiếm sợi dây phanh xe đạp, tách ra lấy một sợi nhỏ. Đàn có 3 dây và 5 cung, khi đánh, tiếng đàn thánh thót rất thanh. Một loại nhạc cụ khác cũng được làm rất cầu kỳ là đàn pờ lựa. Anh Hồ Vê giải thích với chúng tôi: “Pờ lựa làm bằng cây lồ ô tốt, ống dài gần 3 gang tay và rỗng, một đầu được gắn thêm 2 thanh tre xuyên qua ống, sau đó nối 2 dây phanh thành dây đàn. Cái quan trọng nữa là mò tọt (dây kéo), nó làm bằng mặt ngoài của thân cây đương (một loại cây như lồ ô loại nhỏ), vót thật mỏng". Để có được những sợi dây đàn bằng cật câu đương, các anh phải bỏ nhiều công sức chăm chút mới được.

Hay như trên ti vi

Phong trào văn nghệ quần chúng ở các bản Khe Ngang, Lâm Ninh... được đánh giá là nổi trội hơn cả. Ông Hồ Nam, Trưởng bản Khe Ngang, hể hả: “Bà con mình ham múa hát lắm. Sau ngày làm lụng mệt nhọc thì tập trung lại tập hát, tập đàn, ai cũng hăng say mà quên đi vất vả hàng ngày. Nhà có nồi chè xanh, hay nải chuối, quả cam cũng mang đến bồi dưỡng cho anh em tập tành".

Điều đáng nói là ngoài những lời ca điệu múa của các nhạc sỹ sáng tác về miền núi được đưa vào chương trình tập còn có nhiều bài hát do bà con tự biên, tự diễn khá hay. Gần như bản nào cũng có đội văn nghệ. Mỗi đội có thế mạnh riêng. Nếu như đội văn nghệ bản Khe Dây mạnh về đàn, nhạc cụ cổ truyền; đội của bản Khe Ngang nổi lên nhờ những tiết mục múa hát tự biên, tự diễn thì đội văn nghệ bản Lâm Ninh phát huy thế mạnh của các giọng đơn ca, tốp ca.

Mỗi đêm hội diễn văn nghệ ở trung tâm xã, đông đảo bà con Vân Kiều sinh sống ở các bản Khe Dây, Khe Ngang, Lâm Ninh, Hang Chuồn, Nà Lâm ăn cơm thật sớm, cắt rừng ra dự hội. Các bạn trẻ đi sớm nhất, mới hơn 4 giờ chiều đã có mặt với những bộ áo quần, váy nhiều màu sắc như cả một vườn hoa chuyển động.

"Không chỉ phong trào văn nghệ ở các bản, các đơn vị trong xã như trường học, Trạm y tế, Văn phòng UBND xã cũng thành lập đội văn nghệ tham gia chương trình hội diễn. Đó cũng là những hạt nhân làm cho phong trào văn nghệ quần chúng ở vùng quê miền núi nghèo này phát triển nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con", ông Đặng Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân.

Chàng thanh niên Hồ Túc ở bản Khe Ngang nói trong niềm vui hân hoan khi được đứng trên sân khấu sáng choang ánh điện và hệ thống âm thanh nổi trội: "Bài múa hát về với bản làng là do tập thể đội văn nghệ sáng tác và tập được 5 đêm đó. Khi tập thử thì bà con trong bản ai cũng vỗ tay nói hay, hay quá. Bây giờ được đưa ra phục vụ cho bà con toàn xã xem, chúng em cũng thấy tự hào. Sau hội diễn này, đội sẽ tập thêm nhiều bài hát, múa nữa để phục vụ cho bà con xem trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến".

Trong bộ áo váy rực rỡ dưới ánh đèn, em Hồ Thị Xuân (đội văn nghệ bản Lâm Ninh) vẫn còn chút bẽn lẽn: “Chúng em múa thấy tay làm điệu, chân bước xoay còn cứng lắm nhưng bà con xem tập cứ động viên dẻo rồi, dẻo đẹp rồi. Rứa là ai cũng phấn đấu để cho thật đẹp, thật hay đáp ứng tấm lòng mong mỏi của bà con".

Còn cụ Hồ Đeng (bản Khe Ngang) thì phấn khởi: "Miềng hơn 80 tuổi rồi. Lâu lắm mới được xem hát, xem múa như vầy. Thấy hay như trên ti vi rồi. Toàn là con cháu mình tự làm cho miềng coi thôi. Mừng lắm, mừng lắm”. Xen trong tiếng vỗ tay không ngớt là tiếng khen: “Đội văn nghệ của bản Khe Ngang đấy vớ. Hay nhất đêm văn nghệ rồi”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm