| Hotline: 0983.970.780

Vận động ngư dân bảo vệ môi trường thủy sản

Thứ Sáu 15/10/2021 , 09:49 (GMT+7)

Quảng Bình đã chú trọng đẩy mạnh nhiệm vụ giữ gìn môi trường ven bờ biển nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản…

Những năm gần đây, tình trạng ngư dân các địa phương dùng tàu có công suất lớn khai thác giã cào hoạt động ven biển Quảng Bình khá phổ biến. Tình trạng này đã làm cho vùng biển ven bờ cạn kiệt hải sản, môi trường bị đe dọa nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp- PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục đối với ngư dân. Việc tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm cũng được thực hiện thường xuyên và nghiêm minh.

Từ đầu tháng 5, tình trạng ngư dân sử dụng các phương tiện đánh bắt hải sản ở vùng biển ven bờ của tỉnh Quảng Bình có dấu hiệu gia tăng. Hành vi này vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngư trường ven bờ đã được pháp luật quy định.

Theo ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT Quảng Bình thì ngành đã đề nghị các huyện, thị xã, thành phố có biển chỉ đạo chính quyền các cấp tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường biển.

“Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền vận động ngư dân ngoại tỉnh chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngư trường ven bờ và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19”- ông Lợi cho hay..

Lực lượng Chi cục Thủy sản Quảng Bình tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm khi khai thác trên biển. Ảnh: Tâm Phùng.

Lực lượng Chi cục Thủy sản Quảng Bình tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm khi khai thác trên biển. Ảnh: Tâm Phùng.

Vào một ngày đầu tháng, hơn 100 tàu thuyền của ngư dân H.T tập trung theo từng cụm đánh bắt hải sản ở vùng biển ven bờ thuộc các xã Quảng Xuân, Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch).

Theo ghi nhận của lực lượng chức năng, hầu hết tàu thuyền của ngư dân H.T không có số hiệu theo quy định.

Ông Lê Văn Thảo, Trưởng phòng Thanh tra-Pháp chế Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp-PTNT), cho hay: “Những nhóm tàu thuyền này đi theo cụm và tổ chức nhân lực lặn ngao, sò, tôm hùm non… ở vùng biển cách bờ khoảng 6 hải lý. Đặc biệt, có nhiều tàu thuyền vào khai thác sát bờ, chỉ cách bãi biển khoảng 100-200m”.

Lực lượng Thanh tra - Pháp chế đã tổ chức lực lượng cặp tàu thuyền ngư dân tỉnh bạn với tinh thần cương quyết và khôn khéo.

Anh em trong tổ công tác tuyên truyền, vận động ngư dân không đánh bắt hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Bình. Đồng thời phổ biến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Sau 3 đợt tuần tra, kiểm soát và vận động, tình trạng khai thác trái phép hải sản gần bờ ở Quảng Bình mới được chấm dứt.

Cũng với nhiệm vụ trên, lực lượng chức năng ở Quảng Bình còn làm tốt việc ngăn chặn tàu giã cào khai thác trái quy định.

Trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát trên vùng biển ven bờ thuộc xã Hải Phú (huyện Bố Trạch), lực lượng của Chi cục Thủy sản phát hiện 2 tàu ngoại tỉnh có dấu hiệu thăm dò khai thác thuỷ sản sai vùng biển quy định.

Hai tàu này mang số hiệu BV-1230-TS do ông Cao Văn Thạch làm thuyền trưởng và tàu cá BT-95479-TS do ông Nguyễn Nam Hân (cùng trú tại thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) làm chủ tàu.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ 2 tàu cá trên thừa nhận đang chuẩn bị hoạt động thăm dò ngư trường để khai thác sò thì bị lực lượng chức năng phát hiện.

Qua kiểm tra, lực lượng thanh tra của Chi cục Thủy sản phát hiện chủ 2 tàu cá trên không có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng và không đánh dấu nhận biết tàu cá theo quy định.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính 2 tàu cá với số tiền 16 triệu đồng và yêu cầu tàu cá rời khỏi ngư trường vùng biển ven bờ.

Ông Lê Văn Thảo, Trưởng phòng Thanh tra-Pháp chế, Chi cục Thủy sản cho biết, việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại tỉnh Quảng Bình là khá cam go.

Tuy nhiên các hoạt động này đã được khống chế và tiến tới chấm dứt các hành vi sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại để khai thác thuỷ sản trái phép. “Chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện tốt công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định”- ông Thảo nhấn mạnh.

Thuyền ngư dân tham gia thu gom rác thải nhựa trôi nổi trên biển. Ảnh: Tâm Phùng.

Thuyền ngư dân tham gia thu gom rác thải nhựa trôi nổi trên biển. Ảnh: Tâm Phùng.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa cũng đã được Chi cục Thủy sản đẩy mạnh. Đó là việc tuyên truyền, tổ chức cho ngư dân thực hiện giữ gìn môi trường biển. Ngoài việc không vứt các loại rác thải rắn như đồ nhựa, túi nilon xuống biển, mỗi tàu cá được trang bị giỏ rác.

Khi hoạt động đánh bắt trên biển, ngư dân phát hiện rác trôi nổi là tranh thủ vớt lên, cho vào giỏ rác để khi cập bến là chuyển đến nơi xử lý.

Ngư dân Ngô Văn Hòa (xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) cho hay: ‘Chúng tôi thực hiện cuộc vận động này vừa để làm sạch môi trường biển, cũng là gìn giữ nguồn lợi thủy sản để mang đến lợi ích chung”.

Xem thêm
Đầm Hà hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

QUẢNG NINH Hiện huyện Đầm Hà có 5.656ha đất bãi triều và mặt nước biển đã được cập nhật, tích hợp vào quy hoạch tỉnh phê duyệt.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.