| Hotline: 0983.970.780

Vào mùa mưa mà Đắk Lắk chưa xong hồ sơ đấu thầu mua vacxin dại

Thứ Tư 05/06/2024 , 07:00 (GMT+7)

Đắk Lắk hiện đã bước vào mùa mưa, nhưng địa phương này vẫn chưa xong hồ sơ đấu thầu mua vacxin dại tiêm cho các đối tượng ưu tiên.

Đắk Lắk hiện mới tiêm phòng được 1/4 tổng đàn chó mèo trên địa bàn. Ảnh: Quang Yên.

Đắk Lắk hiện mới tiêm phòng được 1/4 tổng đàn chó mèo trên địa bàn. Ảnh: Quang Yên.

Theo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh có tổng đàn chó mèo là 202.491 con. Trong thời gian qua, để phòng chống bệnh dại, địa phương này đã tiến hành các biện pháp, mua vacxin và tổ chức tiêm phòng được 50.410 liều.

Như vậy, đến gần nửa năm nhưng địa phương này mới tiêm phòng được 1/4 tổng đàn chó mèo. Việc tiêm phòng chậm nguyên nhân do chưa đấu thầu được vacxin cho các đối tượng ưu tiên. Đây là nhóm có số lượng chó mèo lớn nhất cần phải tiêm phòng.

Để phòng dịch, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức đấu thầu mua vacxin tiêm phòng cho các đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, Đắk Lắk bước vào mùa mưa nhưng hồ sơ thủ tục đấu thầu vẫn chưa xong.

Vừa qua, lãnh đạo Sở NN-PTNT đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đắk Lắk về việc hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Luật Đấu thầu năm 2023 về việc lựa chọn nhà thầu trong thực hiện các nhiệm vụ từ nguồn dự toán chi thường xuyên của đơn vị.

Cụ thể, Sở NN-PTNT gặp khó khăn trong quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu, điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với các tổ chuyên gia, tổ thẩm định…

Lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cư Kuin cho biết, đến nay địa phương đã tiêm phòng được 50% số lượng chó mèo trên địa bàn. Hiện, còn hơn 7.000 con chó mèo chưa được tiêm phòng vì không có vacxin, đây là những trường hợp thuộc đối tượng ưu tiên.

“Mọi năm đến hết tháng 5 là công tác tiêm phòng vacxin bệnh dại đã hoàn thành. Tuy nhiên năm nay đến tháng 6 vẫn chưa có vacxin gây khó khăn cho công tác phòng chống dại trên địa bàn. Ngoài ra, Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nên khi có vacxin việc tiêm phòng cũng sẽ kéo dài, không đáp ứng được như kỳ vọng. Đặc biệt, mùa nắng nóng tình hình bệnh dại diễn biến phức tạp nên người dân phối hợp tiêm phòng còn mùa mưa người dân khó hợp tác hơn”, lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cư Kuin nói.

Việc không có vacxin khiến cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Yên.

Việc không có vacxin khiến cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Yên.

Tương tự, huyện Cư M’gar là địa phương có trường hợp tử vong do chó cắn gần nhất. Huyện Cư M’gar còn khoảng 12.000 con chó, mèo chưa được tiêm phòng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng huyện này rất sót ruột nhưng tất cả phải chờ.

Ông Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar cho biết, thông thường đến tháng 5 là công tác tiêm phòng tại địa phương đã xong. Tuy nhiên, đến nay việc chưa có vacxin khiến cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn gặp khó khăn.

“Đắk Lắk đã vào mùa mưa, nguy cơ bùng phát dịch giảm. Tuy nhiên vừa qua địa phương cũng đã ưu tiên vacxin tiêm phòng những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch cao. Hiện vacxin chưa có địa phương cũng chỉ biết chờ”, ông Giao thông tin.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2024 đến nay, địa phương đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong vì bệnh dại. Điều đáng nói, do chủ quan nên hầu hết các trường hợp tử vong đều không đi tiêm phòng vắc xin dại sau khi bị chó cắn.

Ông Lê Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian gần đây, tình hình bệnh dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung có diễn biến rất phức tạp.

Năm nào tỉnh Đắk Lắk cũng có bốn đến năm ca tử vong do bệnh dại, rải rác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố. Đây là vấn đề rất khó khăn trong công việc khống chế bệnh dại.

Hiện nay Đắk Lắk vẫn chưa hoàn thành hồ sơ đấu thầu mua vacxin phòng dại. Ảnh: Quang Yên.

Hiện nay Đắk Lắk vẫn chưa hoàn thành hồ sơ đấu thầu mua vacxin phòng dại. Ảnh: Quang Yên.

Hiện nay, theo xét nghiệm về dại trên động vật của Chi cục Thú y vùng V và thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk cho thấy, mức độ lưu hành của dịch tễ và virut dại trên động vật ở các thôn, buôn, xã, phường rải rác rất nhiều. Do đó, nếu không tổ chức tiêm phòng cho đàn chó, không quản lý tốt đàn chó thì việc lây lan bệnh dại từ động vật sang người sẽ có cái diễn biến rất phức tạp.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận hơn 2.500 người đến các cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng bệnh dại và hơn 400 người phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại do vết cắn sâu hoặc ở gần những khu vực nguy hiểm như gần thần kinh trung ương.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Hợp tác xã hình mẫu gắn công nghệ với sản xuất hữu cơ

BÌNH DƯƠNG HTX Đồng Thuận Phát có nhiều sáng chế để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, giúp quá trình sản xuất nông sản hữu cơ thuận lợi, mang lại giá trị cao.

Cá nuôi biển chết, người nuôi lo lắng

QUẢNG BÌNH Cá ở vùng nuôi biển duy nhất của Quảng Bình đang bị chết, người dân nghi do bị nhiễm váng đen trôi nổi bất thường trên biển.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.