| Hotline: 0983.970.780

VĐV Trung Quốc "hành xác" vì giấc mơ Olympic

Thứ Sáu 03/08/2012 , 08:43 (GMT+7)

Sự trỗi dậy của thể thao Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải sửng sốt. Nhiều phóng viên nước ngoài đã cất công tới đất nước này tìm hiểu nguyên nhân vì sao thể thao Trung Quốc lại có những bước tiến thần kỳ đến như vậy. Và điều mà các phóng viên khám phá ra lại càng khiến các chuyên gia kinh ngạc hơn nữa.

Các vận động viên Trung Quốc phải tập luyện từ bé

Olympic London 2012 đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết và nó dần hình thành cuộc đua "song mã" giữa hai thế lực, Mỹ và Trung Quốc.

Trên bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội 2012, tính đến thời điểm nay, Trung Quốc đang khiến tất cả phải ngưỡng mộ với thành tích 30 huy chương (17 vàng, 9 bạc và 4 đồng) nhiều hơn đoàn Mỹ (30 huy chương: 12 vàng, 8 bạc và 9 đồng) đến 5 chiếc huy chương vàng.

Sự trỗi dậy của thể thao Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải sửng sốt. Nhiều phóng viên nước ngoài đã cất công tới đất nước này tìm hiểu nguyên nhân vì sao thể thao Trung Quốc lại có những bước tiến thần kỳ đến như vậy. Và điều mà các phóng viên khám phá ra lại càng khiến các chuyên gia kinh ngạc hơn nữa.

Từ lâu nay, Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách đào tạo cực kỳ quy mô từ trung ương cho đến địa phương, theo đó các tài năng thể thao được phát hiện và khổ luyện từ rất sớm.

Ngay từ khi còn đang ở độ tuổi mẫu giáo, các tài năng nhí đã phải khổ luyện với điều kiện đôi khi đến mức khắc nghiệt, với mong muốn nung nấu rằng đến một ngày nào đó, các em sẽ giành huy chương ở đấu trường thế giới.

Tài năng trẻ bơi lội 16 tuổi Ye Shiwen cho biết, từ 9 năm nay ngày nào cô cũng tập 2 tiếng rưỡi vào buổi sáng, 2 tiếng rưỡi vào buổi chiều, đông cũng như hè.

Và kết quả là ở London 2012, Ye đã giành tới 2 HCV môn bơi lội, phá kỷ lục thế giới cũng như Olympic ở các cự li 200m và 400m hỗn hợp.

Tuy nhiên, chính sách đào tạo của Trung Quốc cũng đã vấp phải nhiều chỉ trích, khi đặt quá nặng chuyện thành tích, cướp mất tuổi thơ của các em nhỏ. Bởi không phải tất cả các tài năng nhí sau này đều đoạt vinh quang sau này, chưa kể chính sách đãi ngộ cho các vận động viên sau khi họ giải nghệ thì lại gần như không được quan tâm đúng mức.

Nói cách khác, đó chẳng khác nào hành động vắt chanh bỏ vỏ, chỉ để phục vụ cho mục tiêu trở thành cường quốc thể thao, bất chấp mọi quy chuẩn đạo đức.

Cái giá phải trả cho tương lai sau này sẽ là rất đắt, và đáng để các quốc gia muốn chạy theo mô hình này, trong đó có cả Việt Nam, phải suy ngẫm.

Cận cảnh Trung Quốc "hành xác" vì giấc mơ HCV tại Olympic (nguồn: Daily Mail):


Vì vinh quang, trẻ đã phải chịu đau đớn


Treo mình hàng giờ...


Uốn nắn từng động tác


Luyện tập vất vả


Vì mục tiêu Olympic


Ye Shiwen là thành công lớn của Trung Quốc

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
'Cỗ xe tam mã' của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng

Trong hồi tưởng của Đại tá Lê Trọng Nghĩa (1921 - 2015), tại Sở chỉ huy Mường Phăng, luôn có bộ 3 cán bộ bên cạnh Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Vầng trăng thơ ấu: Phim về thời niên thiếu của Bác Hồ

Bộ phim khắc họa thời thơ ấu của Bác Hồ lúc còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ vào Huế sinh sống mang tên 'Vầng trăng thơ ấu'.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.