| Hotline: 0983.970.780

Vì an toàn thực phẩm cho người dân Thủ đô: Đầu tàu trong liên kết với 43 tỉnh, thành

Thứ Năm 13/06/2024 , 10:15 (GMT+7)

Suốt hành trình 14 năm kể từ khi thành lập (2010), Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường Hà Nội luôn chăm lo vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) cho người dân Thủ đô.

Được thành lập năm 2010, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường Hà Nội (trước đây là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội) dưới sự chỉ đạo của UBND TP, Sở NN-PTNT Hà Nội đã làm nhiệm vụ tham mưu các chính sách về chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản.

Đi tiên phong trong việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản riêng biệt (check.hanoi.gov.vn), Hà Nội đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản cho trên 3.500 cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản với 13.863 bộ mã truy xuất nguồn gốc;

Hà Nội tiên phong trong việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản riêng biệt. Ảnh: Vân Đình.

Hà Nội tiên phong trong việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản riêng biệt. Ảnh: Vân Đình.

Tích hợp hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trên địa bàn bằng hệ thống phần mềm ứng dụng nền tảng công nghệ GIS; duy trì và mở rộng hệ thống quản lý dữ liệu tự công bố sản phẩm nông lâm thủy sản, cho phép tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu công bố sản phẩm có thể truy cập hệ thống để tự khai báo, công bố các sản phẩm; tạo thuận lợi cho quản lý, giám sát nghiệp vụ chuyên môn đối với hoạt động tự công bố sản phẩm;

Thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Hà Nội cùng với 43 tỉnh, thành đã xây dựng, phát triển được 997 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, riêng Thủ đô xây dựng được 159 chuỗi.

Hiện các tỉnh, thành này duy trì và phát triển 838 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho Hà Nội có khả năng cung ứng trên 92.623 tấn rau, củ, quả/tháng; trên 13.198 tấn thịt/tháng; trên 31,3 triệu quả trứng/tháng; trên 11.350 tấn thủy sản/tháng; trên 232.522 tấn gạo, lương thực, nông sản khác/tháng. 100% các chuỗi được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong đó 40% có ít nhất một công đoạn được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO 22000 hoặc hữu cơ.

Thành phố tiếp tục phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, đảm bảo ATTP với trên 5.000ha sản xuất rau an toàn, 50 mô hình rau, quả áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ (PGS) với tổng diện tích trên 1.800ha. Duy trì gần 1.700ha diện tích VietGAP trồng trọt, trong đó diện tích rau đạt 429,6ha, diện tích cây ăn quả đạt 446,7ha, diện tích chè đạt 3ha, 181ha VietGAP nuôi trồng thủy sản, 88 cơ sở VietGAP chăn nuôi, gần 100ha trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và 285 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ.

Tuy không có những cây trồng, vật nuôi chủ lực, số lượng lớn như cà phê, điều, cao su, thủy sản giống một số tỉnh nhưng với trên 250 doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản, năm 2023, xuất khẩu nông sản của Hà Nội lần đầu tiên đã đạt mốc 1,84 tỷ USD.

Hà Nội có trên 1.700 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản tuy vậy sản lượng chỉ đáp khoảng 28% nhu cầu của nội tại. Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP, thành phố đã tổ chức khảo sát các cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản để lựa chọn hỗ trợ 95 cơ sở xây dựng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP; lựa chọn hỗ trợ 58 doanh nghiệp tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hướng dẫn 40 cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm nông sản chế biến bảo gói sẵn.

Hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông lâm thủy sản trên địa bàn và các tỉnh được thành phố thực hiện thường xuyên. Sở NN-PTNT Hà Nội và các sở, ngành khác tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ nông lâm thủy sản với các tỉnh, thành; tổ chức các hội chợ, festival, tuần lễ trưng bày giới thiệu sản phẩm; tổ chức đoàn công tác làm việc với 20 tỉnh, thành trao đổi về xúc tiến thương mại, giải pháp phát triển công tác kết nối sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản, xúc tiến xuất khẩu nông sản chính ngạch. 

Hà Nội cơ bản quản lý được các chuỗi sản phẩm của các tỉnh, thành cung cấp về Hà Nội với số lượng lớn như tỉnh Hòa Bình cung ứng trên 1.600 tấn cá sông Đà, trên 18.000 tấn trái cây; tỉnh Sơn La cung ứng trên 19.000 tấn rau, củ quả; tỉnh Hải Dương cung cấp trên 30.000 tấn thủy sản; tỉnh Nam Định cung cấp trên 35.000 tấn thủy sản; tỉnh Lâm Đồng cung cấp trên 66.000 tấn rau quả; tỉnh Bình Thuận cung cấp trên 100.000 lít nước mắm; tỉnh Tiền Giang cung cấp trên 200.000 tấn trái cây...

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất