| Hotline: 0983.970.780

Vị sư già và hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi ở Sài Gòn

Thứ Bảy 04/06/2016 , 21:00 (GMT+7)

Đa phần các em đều được thầy chăm sóc từ lúc mới lọt lòng, thậm chí có em mới sinh còn chưa được cắt rốn cũng được người nhà đặt ở chính điện.

136 em khuyết tật bẩm sinh và 69 em lành lặn bị cha mẹ bỏ rơi đều được sư thầy Thích Thiện Chiếu (trụ trì chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp, TP.HCM) nuôi dưỡng với tình yêu thương vô bờ bến.


Sư thầy Thích Thiện Chiếu và các em bé chẳng may bị bệnh khi sinh ra được bỏ lại chùa. ẢNH: ĐỘC LẬP


“Ầu ơ, dí dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi, con đi đường học, cha tu ở chùa…”, lời ru ngọt ngào của sư thầy Thích Thiện Chiếu khiến những phật tử đến thăm bùi ngùi xúc động.

 

“Các con có duyên với chùa”

Vừa nghe thấy giọng của thầy đằng xa, hơn chục em nhỏ đang tập viết đồng thanh: “Chúng con chào thầy Cả (tên thân mật những đứa con gọi thầy Thiện Chiếu – PV)” rồi tíu tít chạy ùa đến ngã vào lòng thầy như những đứa trẻ mong mẹ đi chợ về. Thầy ôm hôn từng đứa một, hỏi các em nay tập viết được chữ nào rồi lại nô đùa cùng bọn trẻ.

Thầy Thiện Chiếu cho biết, hiện thầy vừa làm cha, làm mẹ của 205 em nhỏ, trong đó chỉ có 69 em bình thường, còn lại đều dị dạng hoặc khuyết tật bẩm sinh (mù, câm, điếc, bại não, não úng thủy,…). Đều do cha mẹ mang đến đặt trước cổng chùa hoặc ở chính điện.
 
Bé Kiến Tánh có đôi mắt long lanh nhanh nhẹn được thầy Thiện Chiếu nuôi dưỡng
Bé Kiến Tánh có đôi mắt long lanh nhanh nhẹn được thầy Thiện Chiếu nuôi dưỡng
 
Nâng niu vỗ về đứa trẻ có đôi mắt long lanh trên tay, thầy Thiện Chiếu giới thiệu đây là đứa con đặc biệt nhất ở chùa, thầy nhớ mãi hoàn cảnh khi ẵm về. Khi đó điện thoại thầy có tin nhắn với nội dung: Con không thể đem con đến chùa được, xin thầy mở lòng từ bi đến trước bệnh viện nhân dân Gia Định ẵm bé về chăm sóc để bé nên người.
 
Xúc động khi đọc tin nhắn ấy, thầy Thiện Chiếu đến ngay bệnh viện ẵm bé về đặt tên là Kiến Tánh. Đến nay, Kiến Tánh đã được 3 tháng 10 ngày tuổi. Thầy giải thích, tên bé có nghĩa là thấy được những gì tốt đẹp, còn trong nhà Phật tức là đã thành Phật.
 
Thầy tâm sự: “Không có cha mẹ nào nỡ bỏ con mình đâu. Tất cả các con đều có duyên với chùa, có duyên với thầy nên giờ mới ở đây. Thầy nuôi dưỡng các con như hóa giải oan trắc của cuộc đời”.
 
Nhiều em bị cha mẹ bỏ từ lúc mới lọt lòng
Nhiều em bị cha mẹ bỏ từ lúc mới lọt lòng
 
Vị sư già và hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi ở Sài Gòn - ảnh 4
Sư thầy và hai bé gái sinh đôi Trinh Nương và Xuân Nương (được thầy đặt để nhớ đến bà Triệu Thị Trinh). ẢNH: ĐỘC LẬP
 
Đa phần các em đều được thầy chăm sóc từ lúc mới lọt lòng, thậm chí có em mới sinh còn chưa được cắt rốn cũng được người nhà đặt ở chính điện.
 
Tất cả đều được thầy đích thân làm giấy khai sinh và đi học khi đủ tuổi: “Đến nay, có những em lớn lên trong này, học xong 12, học được cái nghề, rồi nên duyên cùng nhau dọn ra ngoài sinh sống nhưng thường xuyên về thăm chùa. Với thầy, đó là những niềm vui khôn xiết”.
 
 

‘Con ai đem bỏ chùa này, xem ra thì giống con thầy, thầy nuôi’

 
Đó là câu hát ru quen thuộc của thầy Thiện Chiếu với thiên thần nhỏ của mình. “Được làm cha, làm mẹ của các con với thầy là hạnh phúc, là nhân duyên phát sinh từ kiếp trước. Các con được ra đời là điều tuyệt vời, được nuôi dưỡng các con thì tuyệt vời hơn”.
 
Nhóm tình nguyện viên người nước ngoài vui chơi với các em nhỏ bị khuyết tật
Nhóm tình nguyện viên người nước ngoài vui chơi với các em nhỏ bị khuyết tật
 
Thầy Thiện Chiếu cho biết, bắt đầu từ năm 1994, thầy xin phép chính quyền địa phương cho mở một Trung tâm từ thiện chăm sóc 20 em bị khuyết tật. Đến năm 2000 thì có cả những em bé bình thường được bỏ ở đây. Cứ vậy, hiện nay chùa đang nuôi dưỡng và chăm sóc 205 em. Tất cả đều rất đáng thương bởi chính bậc sinh thành không muốn bảo bọc các em nữa nên mang đến phó thác cho chùa.
 
Nhờ sự góp sức của các nhà hảo tâm góp của cùng những tình nguyện viên góp công và tấm lòng nhân ái của thầy Thiện Chiếu mà các em nhỏ ở đây đã trưởng thành và có thể tự bước ra cuộc đời trên đôi chân của mình.
 
Thầy Thiện Chiếu chăm sóc và yêu thương các em như chính những đứa con của mình
Thầy Thiện Chiếu chăm sóc và yêu thương các em như con ruột.  ẢNH: V.P
 
Bà Nguyễn Thị Cuộng (54 tuổi, quê Tây Ninh) đang chăm sóc cho các em bị não úng thủy tại đây chia sẻ, năm 1997 bà đến chùa để thăm người em khiếm thị mà dì bỏ ở chùa, thấy nhiều trường hợp thương tâm khác nên xin sư thầy trụ trì cho ở lại, đến nay đã được 19 năm.
 
Khi được hỏi về những ngày tháng lớn lên trong chùa, em Trần Xuân Thủy (16 tuổi) nghẹn ngào: “Em nghe Cả kể lại em và anh trai sinh đôi bị bỏ rơi khi mới 7 ngày tuổi. Lúc đó, hai anh em cộng lại nặng có hơn 2 ký nên chẳng ai dám nhận nuôi mà để trước cổng làng SOS, Cả thấy thương nên Cả mang về chùa”.

(thanhnien.vn)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm