Bộ NN-PTNT kiện toàn vị trí lãnh đạo các đơn vị sau sắp xếp, sáp nhập. Phụng Hiệp cung ứng hơn 250 tấn cá lúc phục vụ thị trường Tết. Phú Thọ đặt mục tiêu 20.000ha rừng gỗ lớn. Vựa chuối lớn nhất miền Bắc tấp nập vụ Tết.
Bộ NN-PTNT kiện toàn vị trí lãnh đạo các đơn vị sau sắp xếp, sáp nhập
Ngày 16/1, Bộ NN-PTNT tổ chức công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị trực thuộc và điều động, bổ nhiệm cán bộ theo Nghị định số 105 ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.Theo đó, Bộ NN-PTNT đã công bố quyết định sắp xếp, tổ chức lại 4 Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai thành các Cục. Bộ NN-PTNT cũng công bố quyết định điều động, bổ nhiệm các chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm các đơn vị trực thuộc Bộ.BẢNG: QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG, BỔ NHIỆM CÁC CHỨC DANH CỤC TRƯỞNG, VỤ TRƯỞNG, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ NN-PTNT• Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản.• Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm ngư.• Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm lâm.• Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp giữ chức Cục trưởng Cục Lâm nghiệp.• Ông Phạm Đức Luận, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Phòng, chống thiên tai giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.• Ông Nguyễn Tùng Phong, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giữ chức Cục trưởng Cục Thủy lợi.• Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.• Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.• Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản giữ chức Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.• Ông Nguyễn Văn Hà, Vụ trưởng Vụ Tài chính (cũ) giữ chức Vụ trưởng Vụ Tài chính.Ngoài ra, Bộ cũng công bố bổ nhiệm các vị trí Phó cục trưởng và Phó vụ trưởng các đơn vị. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan bày tỏ mong muốn: Các đồng chí được điều động, bổ nhiệm ở vị trí công tác mới, bối cảnh mới cần tiếp tục thay đổi tư duy, tạo ra không gian tư duy mới, ý tưởng mới để dẫn dắt đơn vị mình ngày càng phát triển.
PHỤNG HIỆP CUNG ỨNG HƠN 250 TẤN CÁ LÓC PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG TẾT
Cách đây gần 4 tháng, bà con ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã xuống giống cá lóc để phục vụ thị trường tết. Theo thống kê, toàn huyện đang thả nuôi 77 vèo cá với diện tích gần 2.000m2. Trung bình một vèo 10m2 thả nuôi 1800-2000 con cá giống, năng suất binh quân đạt từ 1-1,3 tấn/vèo. Năm nay, tổng sản lượng cá lóc vụ tết ở huyện Phụng Hiệp đạt khoảng 254 tấn. Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, chi phí thức ăn tăng mạnh nên giá thành sản xuất cá lóc nuôi vèo năm nay tăng gần 3 ngàn đồng/kg, hiện giao động ở mức 32 đồng/kg. Trong khi cá thương phẩm được thu mua ở mức 37 ngàn đồng/kg, trừ hết chi phí mỗi ký cá người nuôi vẫn còn lãi khoảng 5 ngàn. Tuy nhiên, thời điểm cận tết giá cá có thể tăng hơn hiện tại nên thu nhập của người dân sẽ còn tăng hơn.
PHÚ THỌ ĐẶT MỤC TIÊU 20.000ha RỪNG GỖ LỚN
Theo đánh giá của các chuyên gia và khảo sát tại các hộ đã trồng rừng gỗ lớn tại Phú Thọ, trồng, chuyển hóa gỗ lớn 11 năm cho năng suất 150m3, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 12 triệu đồng/ha/năm, như vậy năng suất tăng gấp 1,5 lần, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.Xác định lâm nghiệp, trong đó có trồng rừng gỗ lớn là tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế của địa phương, tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh trồng cây gỗ lớn.Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025 là giữ ổn định độ che phủ rừng 38,8%; thúc đẩy trồng, chuyển hóa đạt 20.000ha rừng cây gỗ lớn; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững cho 25.000ha rừng; sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng 3.500 nghìn m3; năng suất rừng trồng đạt 15m3/ha/năm.
VỰA CHUỐI LỚN NHẤT MIỀN BẮC TẤP NẬP VỤ TẾT
Toàn tỉnh Hải Dương hiện có hơn 2.600 ha trồng chuối và được coi là vựa chuối lớn nhất khu vực phía Bắc, khoảng 40% diện tích được chăm sóc để thu hoạch trong dịp Tết Nguyên đán. Cùng với quả vải, trái chuối được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap đang là loại cây chủ lực giúp nông dân Hải Dương nâng cao thu nhập và làm giàu.Theo các nhà vườn, chuối đầu tư từ đầu năm đến tháng 10 là cho thu hoạch, mỗi buồng chuối hiện được thương lái từ các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng thu mua với giá 500.000 đồng, người dân từ đó cũng lái khá nhờ được mùa.