Đồng Tháp hướng đến trồng lúa để bán tín chỉ các bon. Bà Rịa - Vũng Tàu có 420ha nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ cao. Ngắm con đường hoa lan tại TP. Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4. Ngành điều Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh lớn từ Bờ Biển Ngà, Ấn Độ.
Đồng Tháp hướng đến trồng lúa để bán tín chỉ các bon
Văn Vũ
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích sản xuất lúa đảm bảo chi trả tín chỉ các bon trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh là 51.905 ha.
Trước đó, trong Đề án phát triển bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp đăng ký diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh đến năm 2025 là 70.000 ha và đến năm 2030 là 163.000 ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua làm việc với Ngân hàng Thế giới về việc chi trả tín chỉ carbon, dự kiến năm 2024 có thể chi trả được tín chỉ các bon cho các diện tích lúa thực hiện VnSAT đảm bảo sản xuất giảm phát thải khí nhà kính.
BÀ RỊA – VŨNG TÀU CÓ 420HA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG CÔNG NGHỆ CAO
Minh Sáng
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của địa phương là trên 5.900ha, trong đó, nuôi tôm chiếm trên 3.900 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu.
Thời gian gần đây, diện tích nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đang tăng dần, với 21 tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao trên tổng diện tích gần 420 ha.
Hình thức nuôi chủ yếu bằng hồ tròn có lót bạt trong nhà màng, tuần hoàn nước, sử dụng hệ thống máy lọc nước hiện đại, ứng dụng kỹ thuật kiểm soát, quản lý nuôi của Israel, công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh cho năng suất cao.
Qua đó, tạo đột phá lớn kinh tế, giữ nguồn cung nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản mà còn giúp giảm áp lực trong khai thác thủy sản xa bờ, góp phần phát triển nghề cá bền vững tại địa phương.
NGẮM CON ĐƯỜNG HOA LAN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH DỊP LỄ 30/4
(Lê Bình)
Festival Hoa lan TP. Hồ Chí Minh lần II năm 2023 chủ đề 'Đậm đà hương sắc' sẽ được tổ chức từ ngày 28/4 đến 2/5 tại Công viên Tao Đàn (Quận 1).
Điểm nhấn của Festival Hoa lan năm nay là con đường rạng rỡ sắc hoa cùng các đại cảnh hoành tráng mang tên "Hương sắc kỳ hoa" và "Phong cách đa sắc"; thác hoa lan khổng lồ và các tiểu cảnh không gian đệm.
Ngoài chủ đề chính dành cho hoa lan, hoa kiểng, Ban tổ chức cũng dành riêng khu vực cho các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của TP. HCM, sản phẩm làng nghề địa phương nhằm kết nối đầu ra, quảng bá thương hiệu nông sản.
Trong những năm qua, TP. HCM đã tập trung phát triển bền vững sản xuất hoa lan theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu; phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái để quảng bá hình ảnh nông nghiệp kết hợp du lịch trên địa bàn Thành phố.
NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM CHỊU ÁP LỰC CẠNH TRANH LỚN TỪ BỜ BIỂN NGÀ, ẤN ĐỘ
Tin dự phòngTheo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong quý I năm nay đạt khoảng 122 nghìn tấn, trị giá 708 triệu USD, tăng 16,6% về lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.Giới chuyên gia nhận định, dù xuất khẩu điều tăng trưởng 2 con số cả về lượng và giá trị trong quý I, tuy nhiên, ngành điều vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn khi giá xuất khẩu giảm. Mặt khác, các thị trường lớn như: Trung Quốc, EU đều giảm nhập khẩu hạt điều từ Nam, nhưng tăng mạnh nhập khẩu từ các nguồn cung tại Bờ Biển Ngà, Ấn Độ, Brazil.