Hợp tác xã và sản phẩm OCOP hợp thành khu vực kinh tế nông thôn. Thử nghiệm trồng măng tây trong nhà kín. Nhiều dự án xử lý rác thải ở Thừa Thiên - Huế chậm tiến độ.
HỢP TÁC XÃ VÀ OCOP HỢP THÀNH KHU VỰC KINH TẾ NÔNG THÔN
Tiếp tục phiên chất vấn các thành viên Chính phủ vào sáng 7/10, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục trả lời các vấn đề đại biểu Quốc hộiquan tâm như phát triển hợp tác xã và chứng nhận sản phẩm OCOP; vấn đề quản lý đất rừng và các vấn đề ‘nóng’ trong ngành.
Bà NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương
“Nghị quyết 62 của Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3 nêu phấn đấu đến hết năm 2025 có 25.000 HTX kiểu mới trong nông nghiệp và có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên. Hiện tại chỉ mới gần nửa nhiệm kỳ nhưng chỉ tiêu 10.000 sản phẩm OCOP đã gần đạt, hiện là 9.852 sản phẩm. Đây là kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên đại biểu Bảo Trân băn khoăn đây có phải là chỉ tiêu quá thấp so với tiềm năng của ngành hay không? Và làm thế nào để duy trì tính bền vững cho những sản phẩm này? Và mục tiêu 25.000 HTX có đạt được hay không, hiện nay đã đạt được bao nhiêu %?”
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, đến thời điểm này đã có gần 20.000 hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Kể từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết 20 và Luật Hợp tác xã được thông qua ở kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, đã có sự chuyển biến rất lớn về mặt nhận thức ở các địa phương. Nhiều địa phương đã xây dựng Nghị quyết riêng để thực hiện Nghị quyết số 20 và có rất nhiều chính sách do Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố được thông qua để hỗ trợ thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã.
Ông LÊ MINH HOAN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
“Điển hình như Bắc Kạn cũng không phải giàu có cho lắm nhưng chinhs ách hỗ trợ cho HTX tôi nghĩ rằng cũng là một cái truyền cảm hứng cho các địa phương khác còn lại. Và tôi đọc được ddiefu đó ở Sơn La, ở Hà Nam, ở Hậu Giang, và rất nhiều tỉnh. Chúng tôi cũng bắt đầu có Luật HTX thì chúng tôi cũng sẽ cụ thể hóa đối với HTX trong lĩnh vực nông ngheipej. Để làm sao phân loại, nâng cao chất lượng HTX”.
Đối với việc chứng nhận sản phẩm OCOP, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, đến thười điểm này đã có gần 10.000 sản phẩm OCOP. OCOP có nghĩa là mỗi làng một sản phẩm. Một sản phẩm của làng phải trở thành sản phẩm của cộng đồng. Do đó trong thời gian tới, Bộ NN-PTTN sẽ hướng dẫn cho các địa phương làm sao để trở thành sản phẩm kết tinh từ tài nguyên bản địa cho đến công nghệ, những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, từ đó tạo ra sản phẩm.
Ông LÊ MINH HOAN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
“Rất nhiều địa phương cũng chất vấn với tôi rằng có dễ dãi quá trong việc chấm OCOP không, thì tôi thấy rằng đối với cái 5 sao thì Bộ NN-PTTN chịu trách nhiệm, còn việc thẩm định từ 4 sao trở xuống là của địa phương. Nhưng tôi chỉ lưu ý một điều và chúng ta nên nhớ một điều là tạo ra một sản phẩm đã khó nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường càng khó. Mà đưa được sản phẩm ra thị trường bền vững nó càng khó hơn”.
Người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng nhấn mạnh, để sản phẩm OCOP đưa được ra thị trường với mức giá tối ưu, tạo sinh kế cho cộng đồng và phát triển kinh tế nông thôn, đòi hỏi quyết tâm và sự vào cuộc rất lớn của các địa phương. Chúng ta không chỉ kêu gọi, không chỉ chấm giải mà quan trọng hơn là sản phẩm đó đến được với thị trường. Hai khu vực Hợp tác xã và sản phẩm OCOP là hai yếu tố hợp thành khu vực kinh tế nông thôn từ trong Nghị quyết 19.
THỬ NGHIỆM TRỒNG MĂNG TÂY TRONG NHÀ KÍN
Văn Vũ sx
Hơn 1 năm nay, Hợp tác xã dưa lưới Thuận Phát ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã thử nghiệm trồng măng tây trong nhà kín, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, măng tây được trồng trong nhà kín 500m2 đầu tư kinh phí hơn 150 triệu, từ khi trồng đến thu hoạch mất thời gian khoảng 8 tháng, sau đó cho thu hoạch kéo dài từ 7-8 năm mới thay giống mới. Trung bình 500m2 trồng măng tây, mỗi ngày cho thu hoạch từ 7- 10kg măng.
Ông Võ Văn Chưng, Giám đốc Hợp tác xã dưa lưới Thuận Phát cho biết, Măng tây trồng trong nhà kính giúp cây ít bệnh, phát triển tốt và cho năng suất măng ổn định. Giá bán lẻ ở mức 100 ngàn đồng/kg, riêng các công ty ký kết hợp đồng bao tiêu ở mức 60 ngàn đồng/kg, sau 1 năm rưỡi sẽ hoàn vốn. Hiện Hợp tác xã đang liên kết với nhiều công ty để bao tiêu giúp đầu ra ổn định.
NHIỀU DỰ ÁN XỬ LÝ RÁC THẢI Ở THỪA THIÊN HUẾ CHẬM TIẾN ĐỘ
Công Điền
Tại Thừa Thiên Huế, nhiều khu xử lý rác thải đã quá tải trong khi việc xây dựng các dự án xử lý rác mới còn chậm tiến độ.
Đơn cử như dự án xử lý ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai thi công tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà từ năm 2018. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn gần 86 tỷ đồng, trong đó công suất xử lý giai đoạn 1 là 150 tấn rác/ngày. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2022, tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục đang bị chậm tiến độ kéo dài như: tại các hố chôn lấp rác thải được trải lớp chống thấm HDPE vẫn còn thi công dang dở, đất đá vùi lấp; hệ thống điện chiếu sáng, bể chứa nước thải, đài cấp nước…