Khảo sát vùng trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Lạc quan triển vọng xuất khẩu rau quả đầu năm 2023. Giá ếch thịt cao nhất từ 2022. 70% giá trị sản phẩm nông nghiệp Hà Nội sẽ ứng dụng công nghệ cao. Bảo vệ vườn điều trước thời tiết diễn biến phức tạp.
KHẢO SÁT VÙNG TRỒNG SÂM NGỌC LINH DƯỚI TÁN RỪNG
Bộ Trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT vừa có buổi khảo sát thực địa các mô hình vườn trồng Sâm Ngọc linh dưới tán rừng ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Đánh giá bước đầu cho thấy, tuy đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi việc trồng xe canh dược liệu dưới tán rừng, đây là điểm địa phương cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tổng hợp kết quả thực tế để báo cáo Chính phủ về hiệu quả của mô hình.
LẠC QUAN TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ ĐẦU NĂM 2023
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2023, xuất khẩu trái cây đã tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2022.Nguyên nhân khiến trái cây trở thành mặt hàng được xuất khẩu mạnh trong tháng đầu năm là do Trung Quốc mở cửa khẩu, cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 đã tạo đà cho xuất khẩu năm 2023.Bên cạnh đó, những loại quả khác như thanh long, xoài, chuối… cũng sẽ được Trung Quốc tăng nhập khẩu, bởi nước này vừa trải qua hạn hán, xuất khẩu rau quả nhiều diện tích canh tác bị ảnh hưởng. Do đó, nông sản Việt có nhiều triển vọng tăng trưởng xuất khẩu, nhất là cà phê, hồ tiêu, sầu riêng,... thu về giá trị cao tại các thị trường khó tính. xuất khẩu rau quả
GIÁ ẾCH THỊT CAO NHẤT TỪ 2022
So với cách nay hơn 2 tuần, ếch thịt tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL tăng thêm khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg và đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 1 năm qua. Hiện ếch thịt loại 3 tới 6 con một kg được nông dân bán cho thương lái và các vựa thu mua ếch từ 53.000-54.000 đồng/kg. Giá ếch nuôi tăng cao do nguồn cung giảm mạnh vì lượng ếch tới lứa thu hoạch không nhiều, cũng như do người dân tại nhiều địa phương giảm nuôi, trong khi nhu cầu thịt ếch phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều đang ở mức cao.
70% GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SẼ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Mục tiêu chung của TP Hà Nội là xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, phục vụ dịch vụ nông nghiệp đô thị.Đến năm 2025, tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm từ 2,5-3,0%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đạt trên 70%. Đến năm 2045, phấn đấu đưa ngành nông nghiệp Thủ đô phát triển hiện đại, bền vững, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có nền nông nghiệp công nghệ cao của cả nước gắn với công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
BẢO VỆ VƯỜN ĐIỀU TRƯỚC THỜI TIẾT DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
Vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán 2023, "thủ phủ điều" Bình Phước đang vào cao điểm mùa trổ bông, đậu trái. Tuy nhiên, thời tiết mưa trái mùa xuất hiện khiến người dân trồng điều lo lắng. Đến thời điểm này, vườn điều được mùa hay không vẫn chưa đoán được. Bởi sau Tết đã xuất hiện cơn mưa trái mùa báo hiệu mùa điều đang bị tác động không tốt bởi thời tiết.Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước cũng liên tục tuyên truyền khuyến cáo người dân không nên chủ quan vì thời tiết diễn biến phức tạp, cần thường xuyên kiểm tra vườn điều để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh phát sinh cũng như có biện pháp khắc phục khi mưa trái mùa và có sương.