Quyết gỡ 'thẻ vàng' IUU trong năm 2023. Kiểm soát an toàn thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên. Thủy sản chết chưa rõ nguyên nhân. Đồng Tháp đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 1.600 lao động.
QUYẾT GỠ “THẺ VÀNG” IUU TRONG NĂM 2023
Chiều 20/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến Công bố "Kế hoạch hành động chống IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4" theo Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/2/2023. Quyết định 81 đã chỉ rõ trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương và các bộ, ban, ngành liên quan với mục tiêu triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản. Khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC, gỡ 'thẻ vàng' IUU gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2023. Quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân, của quốc gia. Trước mắt, từ nay đến tháng 5/2023, các cấp, ngành và địa phương cần tập trung các nhiệm vụ chính như: Rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến; gỡ 'thẻ vàng' IUUGiám sát và truy xuất nguồn gốc 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại địa phương; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…Về lâu dài, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu, cần có sự đầu tư để bảo đảm công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái biển, tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giảm khai thác tăng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi biển và chuyển đổi nghề nghiệp tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân ven biển. gỡ 'thẻ vàng' IUU
KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM CÓ CHỨA ĐỘC TỐ TỰ NHIÊN
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, hàng năm vào thời điểm mùa Xuân và đầu mùa Hè, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên như nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng... Trong đó đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho những người bị ngộ độc dù đã được cứu chữa kịp thời.Do đó, Cục An toàn thực phẩm vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến bảo đảm an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương. Tập trung vào các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Sử dụng các vật liệu truyền thống bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc.
THỦY SẢN CHẾT chưa RÕ NGUYÊN NHÂN – Văn Vũ
Những ngày qua, người nuôi thủy, hải sản trên biển ở xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang rất lo lắng vì một vài bè nuôi thủy sản bị chết hàng loạt, không rõ nguyên nhân.Nhận được thông tin, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đã giao các cơ quan chuyên môn đi lấy mẫu nước kiểm tra để tìm ra nguyên nhân, đồng thời thống kê thiệt hại ban đầu.Kết quả kiểm tra cho thấy, chỉ có 1 hộ nuôi với 32 lồng nuôi, tổng sản lượng các loại thủy sản khoảng 30.000 con với nhiều loại như Hàu, cá Bớp, cá Mú…. chết không rõ nguyên nhân nên, hao hụt khoảng 80-90%.Phòng NN&PTNT huyện Kiên Hải đang phối hợp Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang tìm nguyên nhân, giải pháp xử lý và hướng dẫn giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro, kiểm định và tìm giải pháp xử lý tình trạng hải sản nuôi bị chết hàng loạt, giúp người dân yên tâm sản xuất.
ĐỒNG THÁP ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO Trên 1.600 LAO ĐỘNG
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2023 với mục tiêu hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới.Theo đó, trong năm 2023, tỉnh phấn đấu đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.640 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,4% (trong đó, lao động qua đào tạo nghề chiếm 54,2%, lao động nông nghiệp qua đào tạo chiếm 44,5%).