Tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh đứng thứ 18 cả nước. Tín dụng ngân hàng phải tạo ra xung lực mới cho nông nghiệp nông thôn. Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo. Nông dân trồng mía Sóc Trăng có lợi nhuận cao.
TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG CỦA QUẢNG NINH ĐỨNG THỨ 18 CẢ NƯỚC
Cường Vũ – Tiến Thành
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, dẫn đầu Đoàn công tác vừa có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.Các báo cáo tại buổi làm việc cho biết, 5 năm qua, chất lượng rừng tại Quảng Ninh không ngừng được nâng cao, tỷ lệ che phủ rừng lên đến 55%, tỷ lệ che phủ rừng đứng thứ 18 cả nước. Toàn tỉnh đã trồng gần 4.000 ha rừng thay thế bằng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa, cây ngập mặn; trồng mới và trồng bổ sung được 560 ha rừng ngập mặn.Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã thăm và khảo sát thực tế khu rừng tự nhiên được giao cho gia đình ông Triệu Tài Cao tại thôn Bằng Anh, xã Tân Dân; thăm khu rừng trồng gỗ lớn bằng cây Giổi Xanh, Lim của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ và khảo sát thực tế tại khu rừng tự nhiên ngập mặn tại thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHẢI TẠO RA XUNG LỰC MỚI CHO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
– Thanh Thủy
Ngày 28/3, Bộ NN-PTNT cùng Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị thảo luận về những nội dung phối hợp trong việc triển khai chương trình tín dụng nông nghiệp, nông thôn và phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025.Tại Hội nghị, hai bên đã thảo luận và đi đến thống nhất, nội dung phối hợp xoay quanh 4 vấn đề trọng tâm.Agribank cung cấp sản phẩm dịch vụ quản lý tài chính, dịch vụ tín dụng; Bộ NN-PTNT cung cấp, chia sẻ thông tin liên quan đến tổ chức, nguồn nhân lực, thông tin chính sách; Hợp tác triển khai các giải pháp tín dụng và quản trị tài chính trong các chuỗi giá trị, gói tín dụng, dự án, chương trình đề án đến năm 2025; Hai đơn vị cùng phối hợp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản trị dòng tiền cho vay theo chuỗi trong các vùng nguyên liệu.Nhấn mạnh “tín dụng ngân hàng phải tạo ra xung lực mới cho nông nghiệp nông thôn phát triển”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng chương trình phối hợp giữa Bộ NN-PTNT và Agribank sẽ gợi mở nhiều ý tưởng mới để xây dựng lộ trình phát triển hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
INDONESIA SẼ NHẬP KHẨU 500.000 TẤN GẠO
(THANH SƠN - NGUYỄN THỦY)
Theo Bộ Thương mại Indonesia, nước này có kế hoạch thu mua 70% trong tổng số 2,4 triệu tấn gạo trong vụ thu hoạch chính. Nhưng đến nay, Cơ quan hậu cần quốc gia - Preum Bulog mới chỉ thu mua được 60 nghìn tấn, trong khi lượng gạo dự trữ trong kho chỉ còn khoảng 280 nghìn tấn.Sự khó khăn trong việc thu mua gạo ở Indonesia là do nguồn cung nội địa khan hiếm khi lượng lúa gạo thu hoạch thấp hơn dự kiến bởi mưa nhiều. Để bình ổn giá gạo, Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm nay. Trong đó, 500 nghìn tấn sẽ được Preum Bulog thực hiện sớm nhất có thể.Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, để có thể cung ứng với số lượng gạo nhiều nhất cho Indonesia, các doanh nghiệp cần chủ động sớm tiếp cận Preum Bulog.