Việt - Trung nhất trí xử lý dứt điểm nông sản ùn ứ tại cửa khẩu. Khả năng thương mại của nhiều sản phẩm OCOP còn hạn chế. Thừa Thiên - Huế khởi công khu công nghiệp thứ 7 quy mô 461ha. Giá cá mú, bớp, chuộng tăng gấp đôi mọi năm.
VIỆT - TRUNG NHẤT TRÍ XỬ LÝ DỨT ĐIỂM NÔNG SẢN ÙN Ứ TẠI CỬA KHẨU
Hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 đang diễn ra tại Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy thương mại phát triển cân bằng, đặc biệt là duy trì giao thương thông suốt tại các cửa khẩu, tạo thuận lợi cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, ùn ứ tăng cường kết nối đường sắt, nâng lượng hàng hóa Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc sang nước thứ ba. Nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định sẽ hợp tác để giải quyết vấn đề nhập siêu,ùn ứ thúc đẩy thương mại lành mạnh trên tinh thần hai bên cùng có lợi. Đặc biệt, sẽ không để tái diễn tình trạng hàng nông sản của Việt Nam bị ùn tắc, hư hỏng tại cửa khẩu.
KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI CỦA NHIỀU SẢN PHẨM OCOP CÒN HẠN CHẾ
Sáng 12/11, Tổ Điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản 970 - Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ NN-PTNT khu vực phía Nam, cho biết, sau 4 năm thực hiện, qua các báo cáo cho thấy, chương trình OCOP đã đạt được nhiều thành quả, hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, hiện nay, sau khi xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm OCOP, nhiều địa phương gần như cũng chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, khả năng thương mại còn thể hiện nhiều hạn chế.
Hiện Văn phòng Bộ NN-PTNT khu vực phía Nam đang xây dựng không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt tập trung vào các sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ, qua đó thể hiện mong muốn các sản phẩm OCOP tại ĐBSCL không chỉ được tiêu thụ nội vùng mà còn hướng tới các địa phương khác trên cả nước cũng như thị trường thế giới.
THỪA THIÊN – HUẾ KHỞI CÔNG KHU CÔNG NGHIỆP
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex tại thị xã Hương Thủy.
Tham dự lễ khởi công có Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.
Khu công nghiệp Gilimex có quy mô khoảng 461 ha thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ do Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng. Dự án kỳ vọng thu hút số lượng công nhân từ 20.000 – 30.000 lao động.
khu công nghiệp Gilimex được chia làm 2 phân khu: A và B. Dự kiến phân khu A sẽ được bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp trong quý 4/2022. Song song với việc hoàn thiện phân khu A, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật phân khu B, phấn đấu đến năm 2024 sẽ hoàn thành việc lấp đầy.
GIÁ CÁ MÚ, BỚP, CHUỘNG TĂNG GẤP ĐÔI MỌI NĂM
Cá mú, cá bớp, cá chuộng và cá chim vây vàng hiện được ngư dân Kiên Giang bán với giá dao động 140.000 - 270.000 đồng/kg, tùy loại. Theo các hộ nuôi, mức giá này cao gấp đôi so với mọi năm.
Kiên Giang hiện có khoảng 3.600 lồng nuôi cá trên biển, sản lượng mỗi năm gần 3.100 tấn.. Cá nuôi biển ở Kiên Giang được thị trường ưa chuộng nhiều vì thịt cá thơm, ngon.
Ông Đặng Tùng Long, phó trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cho biết, một số hộ nuôi đã bắt đầu đầu tư thử nghiệm lồng nhựa HDPE nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng cũng như hạn chế dịch bệnh và tăng sản lượng.