| Hotline: 0983.970.780

Viện kiểm sát đề nghị tăng quyền điều tra

Thứ Sáu 14/03/2014 , 10:19 (GMT+7)

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 13/3, đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Viện KSND sửa đổi, UB Tư pháp của QH bác bỏ đề nghị trao quyền điều tra toàn bộ vụ án cho VKS vì không phù hợp với việc phân định chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan tư pháp.

Tăng quyền điều tra hạn chế

Quyền hạn của Viện KSND đến đâu, chức năng nhiệm vụ của kiểm sát viên (KSV) thế nào là những nội dung trọng tâm được UBTVQH bàn thảo nhiều nhất trong phiên họp sáng 13/3. Theo tờ trình của Viện KSNDTC thì Dự thảo Luật đã bổ sung thẩm quyền “quyết định việc chuyển vụ án” trong trường hợp qua công tác kiểm sát điều tra, Viện KSND phát hiện vụ án điều tra không đúng thẩm quyền;

Mở rộng phạm vi kiểm sát đối với hoạt động tố tụng Trợ lý điều tra của Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vì những người này cần được quy định là người tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, theo UB Tư pháp thì quy định VKSND có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra là cần thiết nhưng không thể “chuyển điều tra vụ án” như dự thảo luật nêu vì không phù hợp với việc phân định chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan tư pháp. Thậm chí, ngay trong trường hợp VKSND được tiến hành một số hoạt động điều tra, UB Tư pháp cũng cho rằng cần phải quy định cụ thể các trường hợp, phạm vi và mức độ điều tra đến đâu trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi).

Xác định rõ chức danh tư pháp

Dự thảo luật cũng đề nghị mở rộng phạm vi nhiệm vụ của KSV, không chỉ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp mà còn thực hiện “các nhiệm vụ khác” theo sự phân công của Viện trưởng.

Đề xuất này dựa trên căn cứ có nhiều KSV khi luân chuyển sang công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khoa học… lại mất đi chức danh KSV. Mặt khác, khi cần luân chuyển cán bộ đang không làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp sang làm công tác nghiệp vụ thì phải tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chức danh KSV cho người đó, dẫn đến không đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Về nội dung này, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn tỏ ý không tán thành. Theo ông, chức năng nhiệm vụ của KSV phải gắn với chức năng nhiệm vụ chung của ngành. “Không thể quy định cán bộ KSV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài chức năng nhiệm vụ của ngành”, ông Sơn nói.

Cũng trên quan điểm đó, UB Tư pháp QH đề nghị nên tiếp tục giữ quy định hiện hành về nhiệm vụ của KSV là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm xác định đúng nhiệm vụ của chức danh tư pháp, gắn với vị trí việc làm và thẩm quyền do luật định. Không quy định KSV thực hiện các “nhiệm vụ khác” ngoài hai nhiệm vụ nói trên.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.