| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 24/03/2023 , 12:19 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND tỉnh Hoà Bình cùng lan toả thông điệp 'Thúc đẩy sự thay đổi' trong Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.

Ngày 23/3, tại Hoà Bình, Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh Hoà Bình đã tổ chức sự kiện chào mừng Ngày Nước thế giới - Ngày khí tượng Thế giới và Chiến dịch Giờ trái dất năm 2023.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân chia sẻ: Biến đổi khí hậu được xem là thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại trong thế kỷ XXI với những tác động tiêu cực, đe dọa đến các hoạt động phát triển bền vững.

Các báo cáo về tình trạng khí hậu toàn cầu của Tổ chức Khí tượng thế giới thể hiện những thay đổi của hệ thống khí hậu trong những năm qua, các chỉ số về nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ bề mặt, sức nóng của đại dương, axit hóa đại dương, băng tan và mực nước biển dâng, đều ở mức cao kỷ lục tại thời điểm quan trắc…

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân. Ảnh: K.Trung.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân. Ảnh: K.Trung.

Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt hơn, các đợt nắng nóng kéo dài với cường độ cao hơn, lượng mưa lớn hơn và hạn hán cũng nghiêm trọng hơn.

Theo Liên Hợp Quốc, tài nguyên nước là một phần cơ bản của tất cả các khía cạnh của cuộc sống, gắn bó chặt chẽ với các giá trị xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị, thông qua mối liên kết chặt chẽ với khí hậu, năng lượng, môi trường, an ninh lương thực... Tài nguyên nước là yếu tố quan trọng nhất để đạt được các chỉ tiêu phát triển bền vững, bao gồm cả những mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

“Vì vậy, chủ đề Ngày Nước thế giới: “Thúc đẩy sự thay đổi”; Ngày Khí tượng thế giới: “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”, và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 với chủ đề “Thời khắc quan trọng cho Trái đất” có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trong các khía cạnh về môi trường - tài nguyên - sinh thái. Thời tiết, khí hậu và vòng tuần hoàn của nước không phân biệt ranh giới quốc gia.

Các thông điệp nêu trên nhằm nhấn mạnh đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước, biến đổi khí hậu; kêu gọi toàn thể cộng đồng hợp tác hành động, thể hiện vai trò và trách nhiệm trước sự tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu; tạo ra sự khác biệt bằng cách thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày, giảm thiểu tác động suy thoái môi trường”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn Trần Hồng Thái. Ảnh: K.Trung.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn Trần Hồng Thái. Ảnh: K.Trung.

Theo Báo cáo “Biến đổi khí hậu 2022: Tác động, Thích ứng và Tình trạng dễ bị tổn thương” do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu thực hiện, Việt Nam nằm trong Nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương nhất và cần thúc đẩy các giải pháp thích ứng ngay từ bây giờ. Nông nghiệp và an ninh lương thực, các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên nước, sức khỏe cộng đồng... đang đối mặt trước những thách thức của thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan và ngày càng khó dự đoán.

Để giải quyết tốt những thách thức nêu trên, theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, trong lĩnh vực tài nguyên nước, Việt Nam đang tích cực xây dựng và hoàn thiện Dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi; công bố Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn, ngành đã tích cực triển khai xây dựng Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn chi tiết đến cấp huyện; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm phục vụ công tác chỉ đạo phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai...

Đối với lĩnh vực biến đổi khí hậu, ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, chú trọng vào các giải pháp ưu tiên đối với các lĩnh vực và khu vực dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là thực thi các cam kết của Việt Nam tại COP26 và COP27 trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các thách thức toàn câu; cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Nhiều thông điệp được lan toả trong Ngày Nước thế giới - Ngày Khí tượng thế giới. Ảnh: K.Trung.

Nhiều thông điệp được lan toả trong Ngày Nước thế giới - Ngày Khí tượng thế giới. Ảnh: K.Trung.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn Trần Hồng Thái cho biết, ngày 23/3 năm nay mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu 150 năm ngày thành lập tiền thân của Tổ chức khí tượng Quốc tế - WMO, đồng thời là dấu mốc chào mừng 5 năm thành lập, tái thành lập Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Ông cho biết, ngành Khí tượng thủy văn sẽ cùng nhau lan tỏa những thời khắc đầy ý nghĩa ngày hôm nay, tạo thành hiệu ứng lan tỏa chuỗi các hoạt động nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và các hành động, thói quen tiết kiệm điện để hướng tới phát thải ròng bằng 0, cùng hiện thực hóa khát vọng hùng cường của Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm cho biết, là tỉnh miền núi phía Bắc và được dự báo sẽ bị tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Hòa Bình luôn thấy rõ được tầm quan trọng của thời tiết và khí hậu. Các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình luôn sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu.

"Để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện và thành phố triển khai thực hiện và tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng rộng rãi trên toàn địa bàn tỉnh", ông Liêm thông tin.

Để chuyển hóa những thách thức và lan tỏa hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023, Bộ Tài nguyên - Môi trường đề nghị các bộ, ngành, địa phương tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết khác vào lúc 20h30 - 21h30 ngày 25/3.

Xem thêm
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

Trung ương bầu bổ sung ông Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Bùi Thị Minh Hoài vào Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có các giải pháp tiếp cận thị trường nông sản tổng quan hơn'

Đây là ý kiến kết luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Trưởng Ban Chỉ đạo chất lượng, ATTP và phát triển thị trường, tại phiên họp lần thứ nhất của ban.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.