| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam sẵn sàng cùng EU thúc đẩy các sáng kiến về tăng trưởng xanh

Thứ Hai 21/10/2024 , 18:17 (GMT+7)

Việt Nam quyết tâm cùng với Liên minh châu Âu (EU) đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển xanh, bền vững của khu vực và thế giới.

Khai mạc triển lãm và Diễn đàn Kinh tế xanh GEFE 2024 với chủ đề 'Kiến tạo tương lai xanh'. Sự kiện quy tụ hơn 200 gian hàng, bao gồm 13 gian hàng quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Khai mạc triển lãm và Diễn đàn Kinh tế xanh GEFE 2024 với chủ đề "Kiến tạo tương lai xanh". Sự kiện quy tụ hơn 200 gian hàng, bao gồm 13 gian hàng quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững

Ngày 21/10, tại TP.HCM, EuroCham Việt Nam phối hợp Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Kinh tế Xanh (GEFE 2024) với chủ đề "Kiến tạo tương lai xanh".

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, một sự lựa chọn khách quan, chiến lược của các quốc gia và hy vọng cho các thế hệ tương lai.

Để kiến tạo tương lai xanh cần phải có tư duy, tầm nhìn xanh kết hợp với hành động xanh, trong đó công nghệ xanh, năng lượng xanh và lối sống xanh rất quan trọng.

"Việt Nam chủ trương không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế xanh, chúng tôi đã đề ra mục tiêu tổng quát và xác định tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu giảm sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu", Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc GEFE 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc GEFE 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Thủ tướng cho biết thêm, Việt Nam đang triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp và đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt. Trong đó, Chính phủ đã ban hành các chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, thực hiện cam kết chung hòa carbon điển hình như kế hoạch thực hiện quy hoạch điện 8, chiến lược phát triển năng lượng như đua chen của Việt Nam đến năm 2030, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp; Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh, bền vững...

"Việt Nam ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Dự kiến sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ đã tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ để triển khai 16 dự án phát triển bền vững với tổng số vốn vay khoảng 2,5 triệu USD. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh, phát thải carbon, tiêu chuẩn môi trường và xã hội quản trị.

"Với mong muốn chung tay với quốc tế, thúc đẩy tiến trình xanh hóa toàn cầu, dù là nước đang phát triển, còn hạn chế về nguồn lực, đang tiếp nhận đầu tư viện trợ, vào tháng 4/2025, Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu", Phó Thủ tướng nói và khẳng định, nỗ lực tiên phong của Liên minh châu Âu (EU) trong xây dựng nền kinh tế châu Âu và toàn cầu xanh qua những sáng kiến quan trọng là động lực, kinh nghiệm quý để Việt Nam theo đuổi mục tiêu một nền kinh tế xanh, bền vững và trung hòa carbon vào năm 2050.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn và các đại biểu tham quan gian hàng của Việt Nam tại GEFE 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn và các đại biểu tham quan gian hàng của Việt Nam tại GEFE 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương với EU và các nước thành viên EU. Trong đó, lấy phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế xanh là một trong những bước đột phá, thúc đẩy thương mại bền vững và phát triển chuỗi cung ứng xanh.

Đồng thời, đề xuất EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU để đưa hợp tác song phương phát triển tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Nghiên cứu và triển khai một số dự án hợp tác hải đăng để thúc đẩy mô hình hợp tác công tư, hợp tác nhiều bên về chuyển đổi xanh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi bên.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề xuất cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU tiếp tục mở rộng hợp tác kết nối đầu tư, thương mại và chuyển giao công nghệ, hướng tới tăng trưởng xanh và đáp ứng các tiêu chuẩn mới của toàn cầu.

Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của EU về tài chính, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Đề nghị các nước thành viên EU chia sẻ kinh nghiệm để phát triển thị trường chứng chỉ carbon và kết nối với thị trường quốc tế, triển khai các dự án hydrozen xanh.

"Chúng tôi sẵn sàng cùng EU thúc đẩy các sáng kiến về tăng trưởng xanh thông qua chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện về thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp, chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo hydrozen xanh, thúc đẩy triển khai trước khi trở thành một mô hình hợp tác kiểu mẫu và là cầu nối để thúc đẩy EU - ASEAN phát triển hơn nữa.

Đề nghị EU tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay như tăng cường năng lực quản trị công, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Hai bên tăng cường trao đổi, ủng hộ lẫn nhau, tạo các cơ chế đa phương về tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và các lĩnh vực", Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nói và đề nghị các doanh nghiệp châu Âu xem xét tăng cường đầu tư thiết lập các trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo xanh, hạ tầng xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh, công nghiệp phát thải thấp.

Ông Margaritis Schinas, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Margaritis Schinas, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việt Nam là nhân tố chủ chốt trong thúc đẩy chiến lược hợp tác toàn diện giữa EU - ASEAN

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas nhấn mạnh, EU coi Việt Nam không chỉ là đối tác thương mại quan trọng, mà còn là nhân tố chủ chốt trong việc thúc đẩy chiến lược hợp tác toàn diện giữa EU và ASEAN.

 “Việt Nam là một ví dụ điển hình về hợp tác chiến lược và tăng trưởng xanh là trọng tâm trong mối quan hệ hợp tác này. Các sự kiện như GEFE 2024 đóng vai trò quan trọng trong việc biến những mục tiêu chung thành hiện thực", Phó Chủ tịch EC khẳng định.

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham cho biết, GEFE 2024 thể hiện quyết tâm chung của Việt Nam và EU trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. "Sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao và chuyên gia doanh nghiệp khẳng định rằng chúng ta đang cùng nhau biến lời nói thành hành động, xây dựng tương lai xanh cho thế hệ mai sau", Chủ tịch EuroCham nói.

GEFE diễn ra từ ngày 21-23/10, quy tụ hơn 1.500 CEO và các nhà hoạch định chiến sách toàn cầu cùng cam kết kiến tạo tương lai xanh. Sự kiện là nơi đối thoại, cầu nối giữa đổi mới, chính sách và phát triển bền vững, giúp thắt chặt mối quan hệ giữa châu Âu, Việt Nam và ASEAN. Những nỗ lực này, sẽ tạo nền tảng cho một tương lai xanh, nơi tăng trưởng kinh tế gắn liền với trách nhiệm môi trường.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.