| Hotline: 0983.970.780

Viglacera Thăng Long gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc nhiều năm nay

Thứ Sáu 02/11/2018 , 06:01 (GMT+7)

Nhiều năm nay, Cty CP Viglacera Thăng Long, TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) không chỉ xả nước thải trực tiếp ra sông mà còn đổ phế thải, chất thải công nghiệp trong khu vực của công ty, khiên dân quanh vùng bức xúc.

Việc nước thải, chất thải chưa được xử lý không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây bức xúc cho người dân ở đây.
 

Nước thải đổ trực tiếp ra sông

Sau nhiều ngày theo dõi, chúng tôi phát hiện Cty CP Viglacera Thăng Long xả nguồn nước thải trực tiếp ra sông. Ngoài nước thải, nước sinh hoạt, nước vệ sinh của Cty cũng tuồn ra sông Cà Lồ nằm ngay bên cạnh Cty.

08-55-34_nh_1
Cty Cổ phần Viglacera Thăng Long

Chúng tôi đi dọc theo tường bao của Cty nằm giáp sông Cà Lồ, bắt gặp cánh cửa gỗ luôn đóng chặt. Từ cánh cửa này hệ thống dây thép gai kéo dài xuống tận mép sông và có luôn có bảo vệ Cty đi kiểm tra thường xuyên. Đồng thời, Cty cũng bố trí 2 chòi cao ở 2 góc, nơi bảo vệ có thể giám sát toàn bộ xung quanh khu vực.

Phải mất nhiều thời gian mới tìm thấy cống nước thải cuả Cty, lớn có, nhỏ có và nước chảy liên tục. Trong các cống nước thải, chúng tôi phát hiện 2 cống xả thải lớn, một cống nước khô nhưng vẫn bám đầy đất màu trắng. Một cống nước khác từ trong khu sản xuất chảy xối xả ra ngoài, nước màu trắng đục như sữa, nhiều váng trắng.

08-55-34_nh_2
Nước thải có màu trắng đục từ Cty Viglacera Thăng Long chảy ra ngoài

Nước từ cống chảy ào ào vào cây bụi dọc bờ sông. Mùa này con sông Cà Lồ nước cạn, nước thải chảy tràn lan xuống bãi đất trống, lắng đọng tạo nên một bãi bùn lầy toàn men gạch màu trắng, ngập đến đầu gối. Điểm nào dốc, không có cây cối nước thải chảy tự do ra sông, hòa tan vào dòng nước đục lờ đờ của con sông Cà Lồ. Bên cạnh đó, nhiều cống nước thải sinh hoạt, cống nước vệ sinh có màu vàng, màu đen, có mùi hôi tanh, hôi thối cũng tuồn xuống sông.

Để tiếp tục xem xét hệ thống nước thải, trong vai người chăn bò, chúng tôi lần mò vào khu vực sản xuất của Cty Viglacera Thăng Long. Vào đây mới thấy được sự hãi hùng, hôi thối của nguồn nước thải.

Khu vực phía sau Cty là bãi đất rộng hàng nghìn m2, nơi chứa nguyên liệu, vật liệu để sản xuất gạch. Trong khu vực sản xuất, ngay cạnh khu phối trộn sản xuất gạch, là một đống vật liệu than đá. Đi tiếp chúng tôi phát hiện một hồ chứa đen kịt, trên bề mặt nước nổi váng đen, sủi bọt, mùi hôi thối, khó thở… (dân gọi là xỉ than).

08-55-34_nh_5
Bãi than của Cty
08-55-34_nh_3
Nước trong Cty chảy xuống sông tạo nên bãi bồi toàn gạch men

Từ hồ này, nước tự do chảy tràn lan, ngấm vào bãi đất trống hoặc chảy xuống những vùng trũng, những con lạch... nơi cây cối, cỏ bụi che khuất nên rất khó phát hiện. Nước từ con lạch này ứ đọng, nổi váng, rồi tràn xuống khu vườn cây ăn quả của người dân, tiếp tục chảy xuống sông.

Theo người dân nơi đây, nước thải của Cty được xả liên tục cả ngày lẫn đêm, nhưng chủ yếu vào ban đêm. Đặc biệt trời mưa, nước sông Cà Lồ lên cao, họ xả thải hết công suất.

08-55-34_nh_4
Hồ nước đen kịt, hôi thối của Cty

Ông T (phường Phúc Thắng, TP. Phúc Yên) cho biết: “Về mùa mưa, nước con sông này bốc mùi lên, thối như phân lợn. Cty cho nước thải trực tiếp ra sông Cà Lồ mà không có hệ thống xử lý, không thải ra sông thì thải ra đâu. Nước thải đủ màu trắng, xanh, vàng… Khi nào sản xuất gạch màu gì thì nước thải ra màu đấy. Tôi hay đi đánh cá trên con sông này, có lần thấy xả nước thải ra sông xanh lét”.

Là một người dân sống cạnh nhà máy, ông Đặng Văn Huân, Tổ dân phố Xuân Mai 1, phường Phúc Thắng cũng không khỏi bức xúc: “Ở đây gia đình tôi hứng chịu khói bụi, nước thải của nhà máy. Nhiều lúc bức xúc nhưng không làm gì được. Nước xả ra trắng đục. Con sông này giờ vớt hết bèo thì không ai ngửi được, thối kinh khủng. Dân kêu chẳng giải quyết được gì”.
 

Đất Cty biến thành “núi” phế thải

08-55-34_nh_6
Nước chảy từ tường bao của Cty có màu vàng
“Mùi khói khó chịu cực kỳ, phải đóng cửa chui vào trong nhà. Khi nào họ đốt rác, cháy đùng đùng là tôi gọi điện lên phường. Hôm kia, Cty xả bụi mù mịt cả một vùng, có đêm ngửi mùi than thối um lên”, ông Đặng Văn Huân.

Theo người dân, ngoài nguồn nước thải, thì chất thải công nghiệp của Cty không hề được xử lý, mà chôn lấp hoặc đốt trong khu vực của Cty. Đúng như phản ánh của họ, theo quan sát của chúng tôi, phía sau khu vực của Cty là “núi” phế thải được đổ tràn ra cả sông Cà Lồ. Người dân cho rằng núi rác chẳng khác gì thập cẩm, tất tần tật chất thải gồm gạch men vỡ, bao bì, bao tay… đều cho ra phía sau Cty mà không được vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.

Ông Huân cho rằng: “Tất cả chất thải sản xuất đến chất thải sinh hoạt đều đổ ra chôn lấp hết. Năm trước Cty đổ tất cả gạch, cả than, dây điện, bao tải… để đốt, cháy ngầm dưới dòng đất như một lò gạch, cháy hàng tháng trời không tắt. Tôi phải huy động con cháu, nối điện bắt máy bơm sang phụt liên tục, nhưng không ăn thua”.

Đối với ông Đỗ Văn Tâm, Tổ trưởng tổ dân phố Xuân Mai 2, sông Cà Lồ là ký ức của ông, trước đây ông và người dân còn ra tắm giặt, lấy nước về dùng, bây giờ trở thành con sông chết.

08-55-34_nh_7
“Núi” phế thải của Cty

Ông không khỏi ngán ngẩm: “Cty thường gom gạch hỏng rồi chở ra sau khu đất nhà máy, đổ ào ào liên tục cả ngày, cả đêm. Trước kia toàn bờ sông với ruộng đồng, giáp nhà máy trồng lúa, gần sông trồng màu, đất phù sa rất tốt nhưng bây giờ họ đổ phế thải ra hết rồi. Nước thải nhà máy, nước sinh hoạt đều cho xuống sông Cà Lồ”.

Còn ông Hoàng Văn Vẽ, Tổ trưởng Tổ dân Xuân Mai 1, thừa nhận về hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Viglacera Thăng Long: “Những người sống gần nhà máy cạnh quốc lộ 2 phản ánh, xe tải chở đất cát, nguyên liệu cho Cty lúc nào cũng bụi, không có bạt che chắn đảm bảo môi trường. Ngoài ra trong nhà máy họ xả bụi, nhiều khi "phủ sóng" cả một vùng”.

08-55-34_nh_8
Chất thải, phế thải công nghiệp đổ ra mép sông Cà Lồ
08-55-34_nh_9
Khói bụi của Cty bao phủ một vùng
Ông Hoàng Văn Vẽ, Tổ trưởng tổ dân phố Xuân Mai 1: “Người dân ở đây nghi ngờ, mục đích họ đổ phê thải là để cho nước thải chảy ngầm dưới các lớp gạch, ngói rỗng, ngấm dần chảy xuống sông, nên không ai phát hiện được. Tiếp xúc cử tri người dân cũng có ý kiến, nhưng nói có vào văn bản hay không mà thôi”.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm