| Hotline: 0983.970.780

VnSAT Lâm Đồng hỗ trợ tích cực cho nông dân trồng cà phê

Thứ Bảy 27/11/2021 , 15:19 (GMT+7)

Tại tỉnh Lâm Đồng, dự án VnSAT tổ chức hàng loạt chương trình, hỗ trợ tích cực cho người dân sản xuất cà phê.

Dự án VnSAT được triển khai ở 8 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng với quy mô 16.500 ha cà phê và 15.000 hộ nông dân tham gia. Theo Ban quản lý dự án VnSAT Lâm Đồng, tỉnh này đã kêu gọi, thành lập 41 tổ chức nông dân, trong đó có 7 hợp tác xã và thành lập mới 34 tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững.

Thời gian qua, tổng vốn thực hiện dự án ở địa phương này là khoảng 211 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 132,9 tỷ đồng, vốn đối ứng 38,2 tỷ đồng và vốn tư nhân 39,9 tỷ đồng.

Dự án VnSAT được triển khai ở 8 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng với quy mô 16.500 ha cà phê. Ảnh: Minh Hậu.

Dự án VnSAT được triển khai ở 8 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng với quy mô 16.500 ha cà phê. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho hay, đến nay, dự án VnSAT đã tổ chức đào tạo 359 lớp FFS cho 12.728 nông dân với diện tích cà phê khoảng 13.844 ha, thực hiện 219 mô hình với 174 ha. Đồng thời, đào tạo về tái canh cà phê bền vững với 219 lớp FFS cho 8.359 nông dân, diện tích 6.752 ha, thực hiện 55 mô hình, 40,3 ha.

Theo VnSAT Lâm Đồng, tại địa phương, số người hưởng lợi từ dự án là khoảng 56.392 người. Diện tích áp dụng biện pháp canh tác cà phê bền vững đạt 14.303 ha, vượt so với mục tiêu 10.000 ha. Nông dân tham gia dự án đã tăng lợi nhuận 20,73% so với trước khi tham gia dự án và tăng 21,28% so với nông dân ngoài vùng dự án.

Thời gian qua, VnSAT Lâm Đồng cũng tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho tổ chức nông dân thông qua 56 cuộc họp nhóm nông dân với 2.289 lượt người tham gia;

12 lớp đào tạo người đứng đầu các nhóm với 343 lượt người; 2 lớp đào tạo về tổ chức và quản lý hợp tác xã với 61 người; 2 lớp tập huấn kỹ thuật viên  hợp tác xã cho 68 người.

Đặc biệt có sự hỗ trợ cần thiết về vật chất cho các tổ chức nông dân. Trong đó, VnSAT Lâm Đồng hỗ trợ cho 5 tổ chức nông dân mua sắm 5 máy sấy, 17 máy sơ chế, trong đó 2 máy sấy trống công suất 3,5 - 4,5 tấn/mẻ và 3 máy sấy tĩnh vỉ ngang SRA công suất 12 tấn/mẻ. Toàn bộ máy móc, thiết bị này có tổng kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng.

Để hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu, khô hạn kéo dài, VnSAT tỉnh này đã phổ biến kỹ thuật tưới tiết kiệm đến người sản xuất. Đồng thời hỗ trợ 7 hộ dân tại các xã của huyện Lâm Hà và huyện Di Linh lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước với tổng diện tích 10,4 ha.

Dự án hỗ trợ 8 tổ chức nông dân xây dựng 8 nhà kho với tổng diện tích 1.392m2. Ảnh: Minh Hậu.

Dự án hỗ trợ 8 tổ chức nông dân xây dựng 8 nhà kho với tổng diện tích 1.392m2. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Ban quản lý dự án VnSAT Lâm Đồng, dự án đã hỗ trợ 10 tổ chức nông dân nâng cấp 22,26 km đường giao thông nông thôn nối vào khu vực sản xuất cà phê. Hỗ trợ 8 tổ chức nông dân xây dựng 8 nhà kho với tổng diện tích 1.392m2, tổng sức chứa khoảng 2.783 tấn. Đồng thời hỗ trợ xây dựng 6 sân phơi cà phê cho 4 tổ chức nông dân với tổng diện tích 3.962m2, năng lực phơi đạt 79.240 tấn tươi/lần phơi. Tổng kinh phí đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ về cơ sở hạ tầng này ở vào khoảng 49,5 tỷ đồng.

VnSAT Lâm Đồng cũng hỗ trợ chứng nhận 11 vườn ươm đạt chuẩn tham gia dự án VnSAT với quy mô 57.302m2, năng lực sản xuất khoảng 3,2 triệu cây/năm. Dự án đã thực hiện 1 lớp/35 người về nhân giống cà phê cho cán bộ và 6 lớp/175 người về nhân giống cà phê cho vườn ươm tư nhân, 7 lớp/210 người về chứng nhận vườn ươm cà phê.

Dự án VnSAT ở Lâm Đồng đã giúp nông dân sản xuất cà phê hiệu quả, đạt giá trị cao. Ảnh: Minh Hậu.

Dự án VnSAT ở Lâm Đồng đã giúp nông dân sản xuất cà phê hiệu quả, đạt giá trị cao. Ảnh: Minh Hậu.

“Hằng năm, chúng tôi đều triển khai hoạt động giám sát chất lượng nhân giống, giám sát và quản lý bệnh tại các vườn ươm tư nhân, kết quả thực hiện hoạt động này hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý chất lượng nhân giống cà phê trong vùng dự án”, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết.

Đối với việc nâng cấp vườn ươm nhà nước, thời gian qua, VnSAT Lâm Đồng đã hỗ trợ nâng cấp vườn ươm cho Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng - Trực thuộc Viện WASI với quy mô 4.000m2. Tổng mức đầu tư là trên 3 tỷ đồng. Hiện nay, vườn đã nghiệm thu và bàn giao, đưa vào sử dụng. Vườn này hiện có năng lực sản xuất 200.000 cây mỗi năm.

Dự án VnSAT có hợp phần "Tín dụng cho tái canh cà phê" triển khai từ năm 2016 đến nay, với khoản vốn bố trí ban đầu là 50 triệu đô la Mỹ tương đương 1.100 tỷ đồng cho nông dân của 5 tỉnh Tây Nguyên vay tái canh cà phê.

Kết quả thực hiện tại Lâm Đồng, các Ngân hàng thương mại như Agribank, SHB, Sacombank, Techcombank… đã giải ngân 1.379 khoản vay (hộ) với số tiền 614 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân vay vốn tái canh khoảng 3.285 ha cà phê.

Định mức cho vay là 270 triệu đồng/ha (tái canh trồng mới), 180 triệu/ha (ghép cải tạo), nếu đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm thì mức cho vay tối đa lên đến 400 triệu/ha. Thời gian khoản vay dài hạn lên đến 9 năm. Lãi suất vay không quá 7% năm, riêng năm 2016 và 2017 là 6,5% năm, đặc biệt là quy định giải ngân 1 lần cho khoản vay…tạo điều kiện cho nông dân sử dụng đồng vốn linh hoạt, tái canh ngay, tái canh quy mô trên dưới 1 ha/hộ thay vì chỉ tái canh 1 phần diện tích nhỏ lẻ và áp dụng biện pháp tái canh bền vững của Dự án VnSAT.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024

Ngày 20/4, Công ty CP Thực phẩm Thủy Tạ tổ chức 'Lễ hội Kem Thủy Tạ 2024' tại Nhà hàng Thủy Tạ Legend, số 1 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.