| Hotline: 0983.970.780

Vợ ít cười, hay nói

Thứ Tư 22/08/2012 , 10:59 (GMT+7)

Đôi khi, trong lúc mệt mỏi, cáu kỉnh, chị Thảo Nguyên hay cằn nhằn: “Sao đàn bà thời nay khổ thế, vừa nai lưng ra kiếm tiền, vừa ôm cả núi việc không tên”. Chồng chị tỉnh queo: “Thì thiên chức thế rồi, kêu chi cho mệt”.

Đôi khi, trong lúc mệt mỏi, cáu kỉnh, chị Thảo Nguyên hay cằn nhằn: “Sao đàn bà thời nay khổ thế, vừa nai lưng ra kiếm tiền, vừa ôm cả núi việc không tên”. Chồng chị tỉnh queo: “Thì thiên chức thế rồi, kêu chi cho mệt”.

Chị Thảo Nguyên phát cáu: “Sức đàn bà bé mọn, mà quá nhiều việc đến tay. Từ mai vợ chồng mình hoán đổi vị trí xem thế nào? Anh làm tất tật việc của em. Còn em sẽ dành phần lớn thời gian cho công việc như anh. Em đảm bảo sẽ kiếm được bằng hoặc nhiều hơn lương của anh, cá không?”. Nghe vợ nói căng, chồng chị rối rít xua tay: “Thôi thôi, làm sao phải nóng thế. Có gì bức xúc nói anh nghe, anh giúp một tay là xong chứ gì?”

Giống như bao cô vợ trẻ khác, chị Thảo Nguyên (ở Tân Mai, Hà Nội) luôn phải gồng mình lên để việc nhà ổn ổn, việc cơ quan hanh thông. Trước khi lấy chồng, công việc tại công ty bảo hiểm nhân thọ dù rất bận, nhưng với chị Nguyên không hề hấn gì. Nguyên nhanh nhẹn, tháo vát, công việc luôn hoàn thành hoặc vượt mức. Ngoài ra, chị còn có thời gian để tham gia thêm nhiều khóa học ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, đi du lịch trong những kỳ nghỉ…

 Cô nhân viên trẻ nhanh chóng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong công ty với số tiền thưởng tháng, thưởng quý cao ngất ngưởng. Mấy chị cùng phòng nhìn Nguyên mà nhớ lại thời “oanh liệt” của mình, họ cũng đã từng có một thời hăng say và cống hiến hết mình cho công việc như cô.

 “Cứ làm hết mình đi em. Rồi đến khi lấy chồng, có con lại không làm được những thứ mình thích”, họ thường chân thành khuyên cô nhân viên trẻ, khỏe. Một số chị cùng phòng, do không chịu nổi sức ép công việc đã xin chuyển vị trí hoặc tới một công ty khác nhàn hơn, “để có thời gian chăm lo cho gia đình, con cái”.

Đôi chút suy nghĩ về lời khuyên của những người đi trước, song chị Thảo Nguyên tự tin khẳng định: Nếu mình có sức khỏe, nhiệt huyết và biết sắp xếp công việc khoa học, thì chẳng vấn đề gì. Tuy nhiên, từ khi lấy chồng, chị Nguyên đã thấy mình bận bịu hơn, và tới khi có con thì chị chỉ ước, một ngày có 48 tiếng. Sáng, chị Nguyên dậy từ 5 giờ, tranh thủ thu dọn “bãi chiến trường” từ bếp tới phòng ngủ do làm không xuể vào buổi tối hôm trước. Sau đó, chị xách làn đi chợ, chọn mua những thứ thật tươi, ngon cho con, về sơ chế, nấu nướng sẵn sàng để bà ở nhà cho cháu ăn.

Chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, nhưng có những hôm chính chị Nguyên không kịp ăn do bé con dậy sớm, mè nheo, quấy khóc. Tất tả tới cơ quan chấp chới giờ G, không ít lần chị Nguyên để mặt “mộc”, vơ tạm bộ quần áo đồng phục chưa kịp là ủi cẩn thận, nhét túi để tới công ty mới thay (tiết kiệm được dăm phút). Vùi đầu vào xử lý việc công ty, mong mọi việc suôn sẻ để có thể về nhà ngay khi hết giờ làm.

Bước chân qua ngưỡng cửa, chị Nguyên lại trở thành người mẹ đảm đang: Nấu nướng, chăm con, rửa bát, lau nhà, là quần áo cho chồng… “Thời gian trọn vẹn để chơi với con là quá xa xỉ, trong khi mình nấu nướng, hoặc dọn dẹp, phải để con trong xe đẩy, thi thoảng lại à ơi, nói chuyện đôi ba câu. Bà nội trông bé cả ngày mệt rồi, nên mình gắng làm tất để bà nghỉ ngơi lúc chiều”. Nếu chồng hiểu và thông cảm không sao, hôm nào mệt, anh ấy cũng cằn nhằn khó chịu.

Giống như chị Thảo Nguyên, nhiều phụ nữ Việt Nam hiện nay đang phải gánh gồng và chịu sức ép không nhỏ về cả sự nghiệp và công việc gia đình, nuôi dạy con cái. Thật dễ thấy cảnh trong nhiều gia đình, mặc cho các bà vợ tất tả ngược xuôi đưa đón con đi học, tắm gội cho con, mẹ cho con ăn, mẹ dạy con học… trong khi các ông chồng ngồi đọc báo, chơi thể thao, tụ tập bạn bè nhậu nhẹt.

Qua nghiên cứu, PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng: Cơ chế thị trường và sự phát triển xã hội đang làm tăng thêm gánh nặng trách nhiệm của người phụ nữ trong vai trò người công dân, người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con cái. Gánh nặng gia đình bao giờ cũng dồn lên trách nhiệm của người phụ nữ; bởi vậy, nó tỷ lệ nghịch đối với sự phát triển vươn lên vị trí lãnh đạo, quản lý của phụ nữ.

Gánh nặng đa vai trò khiến cho phụ nữ cũng phải đương đầu với những khó khăn về thời gian để cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc. Chính vì vậy, nhiều chị em bị quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin. Một khi, công việc gia đình nếu thiếu sự chia sẻ của người chồng/nam giới thì sẽ là gánh nặng đối với phụ nữ, sẽ làm giảm sút sự thăng tiến, vươn lên của họ, tạo cho họ tâm lý an phận, ít nỗ lực phấn đấu và không còn hăng hái tham gia các hoạt động chuyên môn.

Trên thực tế, một số người đàn ông đã chuyển từ tính gia trưởng sang “biết” và tôn trọng vai trò của vợ. Trong nhiều gia đình, vợ chồng đã có sự bàn bạc, cùng ra quyết định và người chồng chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Song con số này còn hơi ít.

Mới đây, trong một diễn đàn tâm sự, chị Quỳnh Anh (Hà Nội) đã chia sẻ kinh nghiệm kéo chồng vào việc nhà: Xưa nay, chị vốn làm osin cho cả gia đình, cười ít, nói nhiều. Mới đây, chị được cơ quan giao nhiệm vụ quan trọng, cần nhiều thời gian, nhưng thu nhập rất khá. Bàn bạc với chồng, anh nhất trí nghỉ không lương 4 tháng cho vợ đi làm, bởi công ty anh đang gặp khó khăn. Vậy là toàn bộ các việc nhà cửa, chợ búa và con cái được chồng chị Quỳnh Anh đảm nhận.

Chỉ sau một tuần, anh đã hiểu được vợ khổ cực thế nào: "Em ơi, sao mấy cái việc không tên này mất thời gian thế?". Sau ba tháng, chồng đã thạo hết các công việc, nhưng vẫn mong từng ngày để đi làm trở lại. Và, sau 10 năm kết hôn, đến bây giờ chị Quỳnh Anh mới thực sự thấy hạnh phúc khi chồng hiểu vợ và các công việc ở nhà của vợ: "Sao em có thể làm hết từng đấy việc và lại còn đi làm nữa? Em muôn năm".

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm